[vne] tìm việc ở tuổi 70

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi troll, 20/10/22.

  1. troll

    troll SPARTAN John-117 GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    11,098
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    Thứ tư, 19/10/2022, 21:00 (GMT+7)
    Những người Nhật tìm việc ở tuổi 70
    Với đôi tay run nhẹ, ông Koichi Kashiwa, 76 tuổi, nhấp một ngụm cà phê, ngẫm nghĩ về quá khứ khi chuẩn bị cho ca làm việc ngày mai.

    Đầu đội mũ phớt xanh, mặc áo chiếc sơ mi cài cúc, ông Koichi Kashiwa ngồi trong quán cà phê, kể về quãng thời gian ông điều hành một công ty xuất bản nhỏ ở thủ đô Tokyo. Ông đang chờ sắp xếp một ca làm thêm 8 tiếng khác vào ngày mai, có thể là tại một công trường xây dựng, với vai trò người điều hướng giao thông, chỉ dẫn các phương tiện tránh khu vực đang thi công.

    Trong ba thập kỷ làm nghề xuất bản, ông đã kiếm được khoảng 30 triệu yen (206.000 USD), đủ để ông thoải mái nghỉ hưu và thỏa mãn thú vui sưu tập đồ cổ. Nhưng ông bắt đầu tham gia cá cược đua ngựa, khiến tiền tiết kiệm vơi dần và cuối cùng lâm vào cảnh nợ nần.

    Năm ngoái, ông bị đột quỵ nhẹ, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nhưng điều này không ngăn nổi người đàn ông 76 tuổi tiếp tục làm việc.

    "Tôi cần tìm nguồn thu nhập", ông nói. "Thật khó cho một người làm xuất bản lâu năm như tôi tìm việc mới. Vậy nên tôi trở thành một người điều hướng giao thông".

    Ông Kashiwa là một trong số hàng triệu người Nhật hưu trí phải kiếm sống bằng những công việc lương thấp và không ổn định như bảo vệ, lao công, trong bối cảnh Nhật Bản vật lộn với tình trạng già hóa dân số, thiếu nhân lực trầm trọng.

    Theo Alex K.T. Martin, bình luận viên kỳ cựu của Japan Times, việc những người cao tuổi có đủ khả năng duy trì sinh kế và động lực làm việc hay không có thể là yếu tố quyết định với nền kinh tế Nhật trong những năm tới, trong bối cảnh chính phủ khuyến khích người già nghỉ hưu muộn hơn để hỗ trợ hệ thống an sinh xã hội trước áp lực dân số suy giảm.

    [​IMG]
    Ông Koichi Kashiwa trả lời phỏng vấn tại một quán cà phê ở Ikebukuro, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Japan Times.

    Bộ Nội vụ Nhật Bản hồi tháng 9 lần đầu tiên thông báo số người trên 75 tuổi ở nước này đạt 19,37 triệu, chiếm hơn 15% dân số. Lượng dân trên 65 tuổi cũng đạt kỷ lục, chiếm 29,1% dân số. Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dân số và An sinh Xã hội Nhật Bản (IPSS) dự báo con số này sẽ lên mức 35,3% vào năm 2040.

    Trong khi đó, số người trên 65 tuổi có việc làm là 9,1 triệu, tương đương 13,5% lực lượng lao động. 50% người trong độ tuổi 65-69 đang tiếp tục làm việc.

    "Dân số hầu hết các nền kinh tế phát triển đang già hóa, nhưng không nhanh như Nhật Bản", phó giáo sư Miho Fujinami, chuyên gia về nhân lực cao tuổi tại Đại học Kinh tế Chiba, nhận định. "Số liệu thống kê chỉ ra mức độ sẵn sàng làm việc của người cao tuổi ở Nhật cao hơn so với một số nước phương Tây".

    Mong muốn được coi là một phần trong lực lượng lao động của người cao tuổi Nhật phù hợp với chính sách "cuộc sống 100 năm" của chính phủ, trong đó thúc đẩy cải cách thị trường lao động, tạo điều kiện cho người hưu trí làm việc để bù đắp tỷ lệ sinh thấp, chi phí lương hưu và y tế tăng cao.

    Hầu hết các doanh nghiệp Nhật trước đây quy định tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 60. Năm 2013, chính phủ Nhật ra luật mới, yêu cầu các doanh nghiệp cho phép nhân viên làm việc đến năm 65 tuổi.

    Năm ngoái, luật này được sửa đổi, buộc các doanh nghiệp Nhật phải đảm bảo cơ hội làm việc cho nhân viên đến khi 70 tuổi bằng cách nâng tuổi hưu trí, tuyển lại nhân viên theo hợp đồng hậu nghỉ hưu, hoặc giao cho các nhân sự này một số nhiệm vụ nhất định.

    [​IMG]
    Tỷ trọng nhân sự trên 65 tuổi trong lực lượng lao động tại Nhật Bản giai đoạn 1980-2020. Đồ họa: Nippon.

    Các biện pháp nâng tuổi nghỉ hưu được đưa ra trong bối cảnh người Nhật nổi tiếng có tuổi thọ cao và văn hóa "cống hiến trọn đời" và trọng thâm niên, trong đó những người làm việc càng lâu cho công ty càng được trả lương cao.

    Mặc dù mô hình này được cho là một trong những yếu tố tạo nên phép màu kinh tế Nhật sau chiến tranh, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng nó không còn bền vững.

    Mặt trái của mô hình "cống hiến trọn đời" là nhiều lao động lớn tuổi có ít kinh nghiệm ngoài những gì họ đã làm cả đời trong công ty. Đây là bất lợi lớn khi họ nghỉ hưu nhưng vẫn phải tiếp tục tham gia thị trường lao động. 3/4 người trên 65 tuổi đang làm những công việc không cố định, theo thống kê năm 2020.

    "Thị trường việc làm khắc nghiệt của Nhật Bản khiến lao động lớn tuổi khó tìm được việc mới", phó giáo sư Fujinami nói. "Điều này giải thích tại sao chính phủ muốn doanh nghiệp tập trung giữ nhân viên, thay vì khuyến khích họ tìm việc nơi khác".

    Nhưng như ông Kashiwa, những người lớn tuổi mất việc làm vì những lý do khác nhau, không thể làm như vậy. Với những người cao niên gặp khó khăn khi tìm việc, các lựa chọn cũng bị hạn chế.

    Nhật Bản có khoảng 590.000 keibiin, thuật ngữ chỉ những người làm bảo vệ hay nhân viên điều hướng giao thông như ông Kashiwa. Đây là một công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn, thể lực cao, khi phải đứng làm việc trong nhiều giờ bất kể nắng mưa.

    Tuy nhiên, 67% keibiin là lao động trên 50 tuổi, 18% trên 70 tuổi, theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia. "Tôi làm việc 5-6 ngày/tuần, thu nhập hàng năm khoảng 2 triệu yen, bằng 1/7 so với thu nhập từng kiếm được khi làm ở nhà xuất bản", ông Kashiwa nói.

    [​IMG]
    Bà Emiko Kumagai, 80 tuổi, làm thêm tại một cửa hàng đồ điện tử ở Kawaguchi, tỉnh Saitama, hồi tháng 1. Ảnh: Kyodo.

    Tetsuro Kanzaki, 67 tuổi, sống cùng vợ ở Chiba, bắt đầu làm công việc giám sát chung cư được 10 năm, sau khi nghỉ việc tại một công ty dược phẩm nước ngoài.

    Ông không có con và hiện làm việc 6 ngày/tuần tại một chung cư cao tầng ở trung tâm thủ đô Tokyo với mức lương 180.000 yen/tháng. Công việc của ông là kiểm tra, dọn dẹp tòa nhà và giải quyết thắc mắc của cư dân hay bất kỳ vấn đề nào phát sinh.

    Bên cạnh nỗi lo tài chính, ông Kanzaki tin rằng có một lý do khác khiến nhiều người hưu trí chọn tiếp tục làm việc bất chấp tuổi tác.

    "Họ thường thấy mình quá rảnh rang, trong khi không có sở thích hay bạn bè", ông nói, thêm rằng cuộc cạnh tranh tuyển dụng những người ở tuổi đầu 60 tại công ty ông đang trở nên gay gắt.

    Trong khi đó, ông Kashiwa đang phải vật lộn với các khoản chi tiêu. Vợ ông, 71 tuổi, cũng làm bán thời gian, thu nhập khoảng 100.000 yen/tháng, hầu hết để chi trả sinh hoạt phí và khoản thuê căn hộ 66.000 yen/tháng. Hai vợ chồng cũng cần chu cấp cho con gái đang thất nghiệp.

    Để tăng thu nhập, ông viết hai cuốn sách về kinh nghiệm điều hướng giao thông, nhưng tiền bản quyền không đáng kể. Bản thân ông từng điều hành nhà xuất bản, biết rõ rằng sách giờ đây không bán được nhiều như xưa, sau thời kỳ bùng nổ của truyền thông kỹ thuật số.

    Tuy nhiên, Kashiwa cho rằng công việc điều hướng giao thông đem lại cho ông những lợi ích nhất định.

    "Tôi có thể gặp đủ loại người, với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đứng cả ngày cũng khiến tôi khỏe mạnh hơn. Tôi bị tiểu đường, song bác sĩ ngạc nhiên khi các chỉ số của tôi rất tốt", ông Kashiwa nói. "Nhưng không có nghĩa là tôi muốn làm việc này đến khi trút hơi thở cuối cùng".
    https://vnexpress.net/nhung-nguoi-nhat-tim-viec-o-tuoi-70-4524925.html
     
  2. tieunhilang.

    tieunhilang. SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/11
    Bài viết:
    11,056
    90C6DD4E-C7ED-4419-8620-28D69EAB250D.jpeg
     
  3. Matsu

    Matsu The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/02
    Bài viết:
    2,364
    ông cụ Nhựt Bổn chuyên mát xa cho các em còn làm hông mấy chế
     
  4. The-Joker

    The-Joker 531ED1206E681B0206EE079206EE820731EBF70 CHAMPION ✧Phantom Assassin✧ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/11/10
    Bài viết:
    23,292
    Nơi ở:
    Hell
    Press F
    Mong sống khỏe đc như các ông các bà ở cái tuổi đó
     

Chia sẻ trang này