[VHNA] văn hoá pháp trị bán khai của Hoa Hạ

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Rosa Cossette D'Elise, 11/3/19.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473

    Trung Quốc không chỉ lạc hậu về văn hóa chính trị, còn lạc hậu về văn hóa pháp luật. Trung Quốc cổ đại không có được luật pháp như Luật Hammurabi, Luật La Mã, thậm chí cũng không có dù chỉ một mảnh của Tảng Đá Pháp Luật (Lögberg, Law Rock)Iceland. Nhà tư tưởng của Anh là Henry James Sumner Maine (1822 - 1888) từng nói: Có thể biết được độ cao thấp của văn hóa một quốc gia bằng việc nhìn vào tỷ lệ giữa Dân luật và Hình luật. Nhìn chung quốc gia bán khai (mông muội) thì dân luật ít, hình luật nhiều; quốc gia tiến bộ thì dân luật nhiều, hình luật ít. Có nhà luật học Nhật Bản đã theo đó nhấn mạnh thêm rằng, Trung Quốc cổ đại chỉ có hình luật mà không có dân luật, là một quốc gia bán khai, văn hóa thấp kém.


    1. Nguồn gốc ý thức pháp luật của người Do Thái

    Ngay từ khoảng giữa thiên niên kỷ III trước Công nguyên (TCN), người Sumer và Akades ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đã bắt đầu sử dụng luật pháp làm phương tiện cơ bản kiểm soát xã hội, nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về hôn nhân và gia đình. Vào thế kỷ 22 TCN, vua Ur-Nammu (2113 TCN-2096 TCN) của vương triều Ur thứ ba vùng Lưỡng Hà đã xây dựng nên bộ luật mang tên ông bằng văn tự Sumer. Đây là bộ luật thành văn sớm nhất trong lịch sử loài người được biết cho đến nay. Giới khảo cổ chỉ tìm thấy những mảnh vỡ của nó, phần lời tựa của bộ luật có ghi cấm ức hiếp trẻ mồ côi và góa phụ, cấm người giàu bạc đãi người nghèo. Ý thức pháp luật của Abraham là bắt nguồn từ đây, đã được viết vào Kinh Thánh. Sau đó, Mười điều răn của Mosesquy định cấm ức hiếp người ngoài, cấm nói dối làm chứng, nhấn mạnh bảo vệ tài sản cá nhân.

    Vua xứ Babylon là Hammurabi (1792 TCN - 1750 TCN) đã xây dựng Bộ luật Hammurabi, là bộ luật thành văn sớm nhất trên thế giới mà ngày nay còn lưu giữ hoàn chỉnh. Văn bản gốc của Bộ luật Hammurabi được khắc trên trụ đá bazan màu đen có chiều cao 2,25 mét, chu vi trên 1,65 mét, chu vi dưới 1,90 mét, còn gọi là “Luật trụ đá”. Hammurabi tuyên bố rằng luật của ông là chính nghĩa và công bằng đã được thần mặt trời Shamash trao tặng cho vương quốc để làm cho luật pháp của ông tỏa sáng trên lãnh thổ đất nước; bản thân ông giống như thần mặt trời Shamash: là vua của các vị vua linh thiêng, có quyền giành được vương trượng và vương miện. Bộ luật này có các quy định chi tiết về hình sự, dân sự, thương mại, hôn nhân, thừa kế, xét xử; có nhiều quy định về trao đổi hàng hóa và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân đối với tài sản lưu động, phần chính văn có 282 điều khoản, trong đó 150 điều khoản là về quan hệ khế ước (hợp đồng), chiếm hơn 53%. Từ Bộ luật Hammurabi đã thấy được hình dáng ban đầu “Bộ luật Dân sự” (Civil Code) của nhà chính trị và quân sự Pháp Napoleon (1769-1821).

    2. Văn hóa pháp luật tiến bộ của Hy Lạp

    Trong thời kỳ đầu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại cũng đã từng trải qua chế độ vương quyền, do văn hóa huyết thống của Hy Lạp yếu nên không hình thành chế độ đẳng cấp dựa theo tôn ti huyết thống. Sau này chế độ thành bang khiến đất nước hoàn toàn dựa trên nền tảng khế ước hiến pháp, từ đó hình thành xã hội công dân. Cho dù hình thành chính trị quý tộc và chính trị bạo chúa (tyrant), nhưng cũng không thể tước đoạt được quyền lợi hợp pháp của công dân.

    Năm 594 TCN, Solon (640 TCN - 558 TCN) được bầu làm quan chấp chính cao nhất, ông đã lập pháp để bảo vệ quyền sở hữu tư nhân đối với tài sản, ban hành chế độ tự do thừa kế và tự do lập di chúc. Một loạt các quy định pháp lý của Solon được khắc trên gỗ hoặc đá phiến, đặt trong một khung hình chữ nhật có thể di chuyển được nhằm công bố cho đông đảo dân chúng biết. Bộ luật Solon ban đầu được lưu giữ tại hội trường nghị sự Athens, và được công bố trên cột trụ tại nơi tụ tập họp chợ, nhờ vậy Athens bước vào kỷ nguyên pháp trị; Solon cũng xây dựng nên cơ chế dân chủ quan trọng là “Luật Bồi thẩm Công dân”, từ đó hình thành truyền thống pháp trị phương Tây.

    Nhà triết học Aristotle (384 TCN - 322 TCN) nhấn mạnh hơn vào tính chính nghĩa của luật pháp. Ông nói: “Nếu loài người rời xa luật pháp và chính nghĩa sẽ thoái hóa thành loài vật hung ác… Kẻ thất đức tùy tiện hành ác, tham lam vô độ, là dã thú thấp kém và hung ác nhất”.

    3. Văn hóa pháp luật La Mã chinh phục thế giới

    Bộ luật 12 bảng (tiếng Latin: lex duodecim tabularum) nổi tiếng ở quy định bất tuân dân sự dưới đe dọa vũ lực. La Mãcổ đại vận hành theo luật tục, nhiều tục cổ hủ bất lợi cho thường dân được lưu giữ lại. Hơn nữa, việc giải thích của luật tục có tính co dãn rất lớn. Do không có quy định rõ ràng, các thẩm phán quý tộc khi tuyên án thường tùy tiện kết án bất công. Điều này khiến dân chúng tức giận, đòi hỏi có bộ luật thành văn. Dân chúng ba lần tổ chức “phong trào di tản” rời bỏ thành La Mãđể gây áp lực với giới quý tộc. Không có dân thường làm lính, thành La Mã sẽ bị ngoại tộc chiếm đóng. Cuối cùng, vào năm 454 TCN, Viện Nguyên lão buộc phải chấp nhận hội nghị thường dân có quyền xây dựng pháp luật, thành lập ủy ban soạn thảo luật gồm 10 thành viên trong đó quý tộc và thường dân mỗi bên 5 thành viên, đã đến Hy Lạp khảo sát hệ thống pháp luật một năm. Sau khi đoàn đặc phái viên trở về đã thành lập “Hội đồng Lập pháp 10 thành viên”, sau một năm làm việc, Hội đồng Lập pháp gồm 10 thành viên ban hành một số luật, sau khi được Đại hội quân đội và Viện Nguyên lão phê chuẩn, đã được khắc lên 12 bảng đồng, đã công bố tại Quảng trường La Mã vào năm 451 TCN.

    Bộ luật 12 bảng (đồng) được xây dựng xung quanh việc bảo vệ quyền công dân. Điều 9 trong bảng thứ bảy nêu rõ: Nhánh cây dài quá 15 xích (khoảng 5 mét - ND) phải cắt bỏ.” Nghĩa là không được để cây cao quá 15 xích, vì như vậy bóng râm của cây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng trên vùng đất liền kề. Có thể thấy, luật La Mã yêu cầu mọi người phải giới hạn quyền lợi của bản thân để cân bằng với lợi ích của người khác. Ý thức bác ái mang tính phổ quát này là điểm cơ bản nền tảng của hệ thống văn hóa dân chủ tự do phương Tây. Giới quý tộc và thầy tế La Mã thuộc nằm lòng Bộ luật 12 bảng, thậm chí những đứa trẻ cũng đạt đến trình độ thông thuộc. Sau Bộ luật 12 bảng, hệ thống luật pháp của luật La Mã vẫn thể hiện được xu hướng bảo vệ thường dân. Mỗi khi một bộ luật thành văn được ban hành là địa vị chính trị, kinh tế và pháp luật của thường dân lại được cải thiện nâng cao hơn.

    Vào thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, La Mã xuất bản “Bách khoa Luật dân sự” (Corpus Juris), từ đây luật La Mã có được hình thức hoàn chỉnh nhất của luật pháp đặt nền tảng trên quyền sở hữu tư nhân. Luật La Mã thiết lập các nguyên tắc gồm: 1. Mọi người tự do và bình đẳng trước pháp luật; 2. Tự do khế ước; 3. Tài sản là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

    Ba nguyên tắc của lý thuyết lập pháp thời hiện đại gồm “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, “Tự do khế ước” và “Quyền bất khả xâm phạm về tài sản” chính là bắt nguồn từ luật La Mã. Sau những nỗ lực của các nhà làm luật của giáo hội thời trung cổ, luật La Mã dần trở thành nền tảng của các nước lớn ở châu Âu như Anh, Pháp và Đức.

    Với ủng hộ của hoàng đế Gregorian VII (1015-1085), trường Luật Bologna được thành lập tại Bologna thuộc Ý, bắt đầu sưu tập các tư liệu liên quan luật La Mã mà đại diện là “Bộ luật Justinian”, tức là “Bách khoa Luật Dân sự”. Năm 1087, trường đại học đầu tiên ở thời Trung cổ là Đại học Bologna được hoàng đế thừa nhận và chính thức thành lập, số lượng sinh viên luật trong thế kỷ 12-13 luôn bảo đảm ở mức quy mô 1.000-10.000 người. Từ thế kỷ 11 người học luật tại Đại học Bologna đã dần phân bố rộng khắp châu Âu, đến giữa thế kỷ 12 Bologna đã trở thành trung tâm quan trọng nhất nghiên cứu luật La Mã và luật Giáo hội châu Âu.

    Bộ luật Napoléon đầu thế kỷ 19 là bộ luật được chế định dựa trên luật La Mã. Thời học Đại học, ông Gorbachev (lãnh đạo Liên Xô cũ - ND) rất yêu thích luật La Mã, trong thời gian cầm quyền đã đến thăm Ý và ca ngợi sự bất hủ của luật La Mã. Rudolph von Jhering (1818-1892) gương mặt tiêu biểu giới luật học lịch sử cận đại Đức cho biết trong cuốn sách “Tinh thần Luật La Mã” (The spirit of Roman law) của ông: La Mã đã ba lần chinh phục thế giới. Lần đầu dùng vũ lực, lần thứ hai là tôn giáo, và lần thứ ba là pháp luật. Biện pháp vũ lực tiêu tan cùng sự sụp đổ của Đế chế La Mã, tôn giáo thì phai nhạt vì những thay đổi trong quan niệm của mọi người và sự phát triển của khoa học, chỉ có chinh phục thế giới bằng pháp luật là bền vững nhất.

    4. Luật tục phổ biến của người German

    Người German cho rằng thẩm quyền cao nhất của cộng đồng là luật pháp, còn uy quyền của luật pháp bắt nguồn từ phong tục của cộng đồng. Luật ban đầu của người German là luật tục bất thành văn, truyền miệng và không có sự phân biệt rõ ràng với quy phạm đạo đức. Phiên tòa xét xử vụ án chủ yếu dựa trên hồi ức giáo huấn của tổ tiên và ý kiến của những người lớn tuổi, khi xét xử vụ án thì “quan tòa” chỉ nêu ra vấn đề tranh chấp còn phán quyết được đưa ra bởi tất cả các thành viên trong công xã… Từ thế kỷ thứ 7, luật tục dân gian bắt đầu thay đổi thành luật quốc gia, nhưng sự thay đổi này chỉ mang tính hình thức, bởi vì nội dung của tất cả các bộ luật thành văn đều là các thói quen chung đã được xã hội phổ biến thừa nhận. Điều này phản ánh rõ trong “Bộ luật Alfred” của Anh được ban hành vào năm 894.

    Vào thế kỷ thứ 8, một bộ phận người Na Uy đã chạy đến Băng Đảo (Iceland) lánh nạn áp bức, tại đó họ thiết lập phong tục của tự do. Đối với họ, tự do có nghĩa là pháp trị, có quyền lựa chọn người đứng đầu, quyền cai trị và phán xử là thuộc hội đồng địa phương. Họ đã tiến bộ từ tình trạng phi pháp thành công dân hợp pháp, là một quá trình chuyển đổi gian nan, cốt yếu là thay đổi quan niệm kiểu cũ báo thù vì danh dự gia tộc trở thành quan niệm danh dự hiện đại với hòa bình, chính nghĩa và công bằng. Quá trình lịch sử thay đổi lột xác hàng thế kỷ này đã ghi lại trên Tảng Đá Pháp Luật (Lögberg, Law Rock) của Iceland. Có nhà sử học German ở thế kỷ 11 đã mô tả, “Nơi đây không có vua, chỉ có luật pháp.” Khi đó, đại đa số người Iceland chào đời trong tự do và tự do trở thành quyền tự nhiên mà mọi người tự do được hưởng. Hầu hết những người Bắc Âu được quyền sống như thế.

    5. Văn hóa pháp trị lạc hậu của Trung Quốc

    Trung Quốc là xã hội rừng rú bán khai

    Từ thời cổ đại đến nay do sự tồn tại của lý luận văn hóa huyết thống đã khiến mọi người Trung Quốc phải chấp nhận chế độ đẳng cấp tông pháp; [vai trò] cá nhân trong các mối quan hệ gồm cha chú, tôn trưởng, quan lại, hoàng đế, chỉ như nô lệ và công cụ; không có bất cứ độc lập gì; một xã hội như vậy tự nhiên không thể trở thành xã hội công dân, chỉ có thể là xã hội rừng rú gia tộc. Hơn nữa, do chế độ đẳng cấp tạo ra tình trạng mọi người chênh lệch về địa vị, khiến mọi người không được bảo vệ quyền lợi như nhau bằng luật chung, vì vậy Trung Quốc chỉ có hình luật để trừng phạt hà khắc, không có dân luật bảo vệ quyền lợi. Trong Hán ngữ cổ đại, “hình” (刑), “pháp” (法) và “luật” (律) đều có nghĩa là quy định hoặc điều lệ trừng phạt. Luật pháp của nhà Chu (1122 TCN-249 TCN) bao gồm “Lễ” và “Hình” hợp thành, trong đó “Lễ” là chính “Hình” là phụ, “Lễ không đến thứ dân, Hình không tới đại phu”; hình luật chuyên đàn áp bách tính thứ dân, chú trọng trấn áp tội bạo loạn tạo phản. Có thể thấy, đối tượng bảo vệ chính của hình luật là vương quyền. Vào thế kỷ thứ 10 TCN, vị vua thứ 5 của nhà Chu là Chu Mục Vương (1054 TCN - 949 TCN) đã ra lệnh cho đại thần Lữ Hầu (吕候) chế định bộ hình luật, là bộ luật dùng vào việc trừng phạt thường dân, được gọi là “Lữ hình” (吕刑). Trong “Pháp kinh” (法经) của Lý Khôi (李悝, 455 TCN - 395 TCN) thì nội dung cả sáu phần gồm Đạo, Tặc, Tù, Bổ, Tạp, Cụ (盗、贼、囚、捕、杂、具) đều là hình luật. Sau thời nhà Tần (221 TCN - 206 TCN), luật pháp của các triều đại khác nhau cũng đều dùng hình luật làm chính.

    Vì kẻ cai trị của các triều đại nhấn mạnh trọng nông khinh thương, trọng tập thể khinh cá nhân, vì thế lịch sử luật pháp Trung Quốc hầu như không có bất cứ luật thương mại hay luật dân sự nào đáng kể, thậm chí không có khái niệm công pháp hay tư pháp, ngay cả đến Luật thủ tục (procedural law) cũng dường như chỉ là con số không.

    Nhà tư tưởng của Anh là Henry James Sumner Maine (1822 - 1888) từng cho biết: Có thể biết được độ cao thấp của văn hóa một quốc gia bằng việc nhìn vào tỷ lệ giữa Dân luật và Hình luật. Nhìn chung quốc gia bán khai (mông muội) thì dân luật ít, hình luật nhiều; quốc gia tiến bộ thì dân luật nhiều, hình luật ít. Có nhà luật học Nhật Bản đã theo đó nhấn mạnh thêm rằng, Trung Quốc cổ đại chỉ có hình luật mà không có dân luật, là một quốc gia bán khai, văn hóa thấp kém.

    Hình không tới đại phu” (đại nhân/đại phu ý chỉ giai cấp quý tộc hoặc quyền cao chức trọng và dĩ nhiên là cả con cháu họ ) là nguyên tắc luật pháp của Trung Quốc cổ đại, “luật là bố , bố là luật” là nguyên tắc luật pháp của hoàng đế Trung Quốc. Mối quan hệ giữa hoàng đế và quốc dân là mối quan hệ giữa chủ và nô lệ, như vậy còn có chút nào gọi là tinh thần pháp trị? Khi thích vương Lưu Kiến Đức (刘建德, ? - 50 TCN)triều Tây Hán ra ngoài săn bắn, vì nhà dân gây cản trở đường chạy tuấn mã của ông ta mà ông ta đã ra lệnh đốt 96 ngôi nhà và giết chết những thôn dân muốn nói lý lẽ. Tội ác kinh khủng như vậy mà Hán Tuyên Đế (汉宣帝, 91 TCN - 48 TCN) chỉ cắt bỏ của ông ta tiền thuế ruộng 8 huyện. Hoàng đế Hàm Phong (1851 - 1861) của nhà Thanh đã phát minh ra “Luật trấn áp tại chỗ”, khi bắt người giết người không cần phải báo lên, không phải nhất nhất tuân theo lệ thường, hệ quả mỗi năm ít nhất hàng ngàn người bị giết chết tùy tiện. Do bị cai tù bức hại, vào triều đại nhà Thanh số tù nhân chết trong tù mỗi năm lên tới hàng chục ngàn người.

    Nho giáo phản đối công khai pháp luật

    Hình luật nhà Chu nằm trong tay giới quý tộc cha truyền con nối và không được công bố công khai, giới quý tộc có thể tùy ý trừng phạt và tuyên án. Vào năm 536 TCN, nước Trịnh thời Tử Sản (子产, ? - 522 TCN) cầmquyền đã đúc sách hình luật trên đỉnh đồng và cho công khai trước dân chúng, phá vỡ thông lệ cất giấu sách hình luật trong phủ quan, mở tiền lệ cho công khai luật lệ thành văn của Trung Quốc. Sự kiện này tương đương với thời kỳ Hy Lạp và La Mã công bố luật thành văn. Cách làm của Tử Sản đã bị các quan lại cấp cao phản đối mạnh mẽ. Thầy của Tấn Bình công (晋平公, ? – 532 TCN) là Thúc Hướng (叔向, ? - khoảng 528 TCN) đã viết một lá thư cho Tử Sản nhằm cố gắng ngăn chặn hành động nghiêm trọng này. Thúc Hướng đã trích dẫn câu cổ ngữ “Nước sắp vong, chính lệnh nhiều” (Quốc tương vong, tất đa chế), dự đoán “ngày kết triều đại, nhà Trịnh suy bại”! “Vì triều chính nhà Hạ rối ren mà có Vũ hình (Hình pháp vua Vũ), vì triều chính nhà Thương rối ren mới có Thang hình (Hình pháp vua Thang), triều chính nhà Chu rối ren mà có Cửu hình.” Thúc Hướng chủ trương dùng nguyên tắc hình pháp bí mật làm cho thường dân rơi vào cảnh khủng bố “hình không thể biết, uy không thể lường”, quan lại có thể tùy tiện xử lý. Một khi dân thường biết các quy định pháp luật sẽ không cúi đầu tuân phục phán xử do quan lại tùy tiện đưa ra; mọi người hiểu biết pháp luật thì sẽ căn cứ theo luật để biện luận, quan lại sẽ mất oai phong. Làm đỉnh công khai luật thành văn sẽ làm tăng tính minh bạch của pháp luật, làm cho mọi người đều biết rõ, khiến mọi người có khả năng phán xét đều có thể trở thành “quan tòa”. Đồng thời, các quy định pháp luật trở thành “thủ tục” không thể thay đổi một cách tùy tiện, làm cho việc tuyên án định tội phải theo một tiêu chuẩn công khai và thống nhất, ở mức nhất định sẽ hạn chế tình trạng bức hại tùy tiện của các quan lại đối với dân chúng. Quan niệm luật pháp hiện đại cho rằng luật không công bằng là “luật bất hợp pháp”. Nhưng Trung Quốc ngày nay vẫn còn không ít luật ngầm không được công khai cho mọi người biết (luật bất thành văn), điều có liên quan đến lợi ích thiết thân của giới cầm quyền nhưng lại không để cho mọi người biết đến, có khi gọi nó là “chính sách nội bộ” (thổ chính sách). Ví dụ như trước đây người nộp đơn xin ra nước ngoài phải tiến hành “thẩm tra chính trị”, nhưng người như thế nào không được chấp thuận cho ra nước ngoài thì vẫn giữ bí mật trước người dân.

    Khổng Tử khởi xướng “Đức chính Hình phụ”; “Lễ sáng dẫn dắt dân, luật trị kẻ ngang ngạnh”; “Với quân tử dùng tình [cảm hóa], với tiểu nhân dùng hình [uy hiếp]”, “Lễ giáo và vinh nhục dùng cho quân tử, là dùng tình lý để cai trị; gông cùm và roi vọt dùng cho tiểu nhân, là dùng hình phạt để cai trị.” Có thể thấy, luật pháp chỉ dùng đối phó với tiểu nhân (tính cách xấu hoặc địa vị thấp kém). Như thế, luật pháp giống như kẻ tiểu nhân thuộc loại không đáng coi trọng, ngay cả đại học sĩ Đông Pha (东坡, 1037 - 1101) nổi tiếng cũng viết thơ: “Đọc sách vạn quyển không đọc luật”.

    Nho giáo nỗ lực bảo vệ hệ thống Lễ trị. Vào năm 513 TCN, đại thần nước Tấn là Triệu Ưởng (赵鞅, tức Triệu Giản tử, ? - 476 TCN) và Tuân Dần (荀寅,tức Trung Hàng Văn tử) khắc luật hình lên đỉnh sắt công khai thị chúng. Khổng Tử lên án việc này cho rằng: “Thứ bậc sang hèn không còn, lấy gì trị nước ?” Khổng tử không có chút khái niệm gì về bình đẳng, ông ta không quan tâm gì đến bình đẳng. Do đó ông ta thù ghét việc công bố công khai luật thành văn. Đúc luật hình lên đỉnh làm cho người dân hiểu biết, hệ quả dẫn đến “hình phạt tới được đại phu”. Điều này mâu thuẫn với chế độ đẳng cấp mà Khổng Tử cổ xúy, vì vậy ông ta nhất mực chống đối. Ông ta không muốn cho nông nô có địa vị pháp luật, khi đó nông nô bị tùy tiện biếu tặng như những món đồ. Khổng Tử cho rằng: Nếu không công bố luật thành văn, người dân sẽ theo quán tính nhất nhất tuân phục, vua chúa có thể dễ dàng tùy ý thao túng dân chúng. Giờ đây nước Tấn công khai luật thành văn thì người dân sẽ noi theo luật pháp mà không tuân phục an bài của kẻ cai trị, như vậy nhất định sẽ khiến “không còn thứ bậc sang hèn”; và khi dân chúng đã biết các quy định luật pháp thì còn nói gì về chuyện “không cho họ hiểu biết”? Luật pháp và lễ giáo là vũ khí bí mật của kẻ cai trị, cũng là biểu tượng cho đặc quyền của thế lực cầm quyền, sao có thể dễ dàng làm cho bại lộ

    Nguồn: 半开化的华夏文化, Tạp chí Mùa xuân Bắc Kinh (BeijingSpring) ngày 10.11.2018
    http://www.vanhoanghean.com.vn/chuy.../nhin-ra-the-gioi/van-hoa-ban-khai-cua-hoa-ha
    nguồn mùa xuân bắc kinh thế kia chắc chắn là nguồn phản động bị chặn ở TQ rồi
     
    Stuart Pot thích bài này.
  2. KeXaQue

    KeXaQue Chironia, Centaur Archer ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/06
    Bài viết:
    8,829
    Nơi ở:
    SaiGon
    Đinh Kong Mệnh, chữ lắm thế. Ai tóm tắt giúp
     
  3. hanhnn13

    hanhnn13 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    5/8/09
    Bài viết:
    235
    http://beijingspring.com/bj2/2010/280/1110201825135.htm
    Copyright ©《北京之春》编辑部 All Rights Reserved
    E-Mail:[email protected] [email protected]
    地址:BeijingSpring,P.O.Box520709,Flushing,NY11352 USA
    电话:001-718-661-9977
     
  4. hanhnn13

    hanhnn13 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    5/8/09
    Bài viết:
    235
    Tóm tắt

    半开化的华夏文化



    关敏



    中国不仅政治文化落后,而且法律文化更落后。中国古代没有汉穆拉比法典、罗马法,连一块冰岛的法律石也没有找到。英国的享利.梅因说:一个国家文化的高低,看它的民法和刑法的比例就能知道。大凡半开化的国家,民法少而刑法多;进化的国家,民法多而刑法少。日本有法学家据此发挥说,中国古代只有刑法而没有民法,是一个半开化的、文化低落的国家。

    一,犹太法律意识的渊源

    早在公元前三千年代中期,生活在美索不达米亚的苏美尔人和阿卡德人便开始以法律为社会控制的基本手段,其内容主要是有关婚姻、家庭的法规。

    公元前22世纪,两河流域的乌尔第三王朝的国王乌尔纳木(约公元前2113-前2096年在位)以苏美尔文创制了以他的名字命名的法典。这是迄今所知的人类历史上最早的一部成文法典。考古学者仅发现其断片,法典序言宣称禁止欺凌孤儿寡妇,不许富者虐待贫者。亚伯拉罕的法律意识由此起源,并写入了圣经。以后的摩西十诫禁止欺负外人、禁止说谎做伪证,强调保护私产。

    巴比伦国王汉谟拉比(公元前1792-前1750年)创制了《汉谟拉比法典》,是迄今世界上最早的一部完整保存下来的成文法典。《汉谟拉比法典》原文刻在一段高2.25米、上周长1.65米、底部周长1.90米的黑色玄武岩石柱上,故又名“石柱法”。汉谟拉比申言,他的法典是正义与公平审判之神和太阳神沙玛什“为了使他的法律照耀在国土上”而赐予王国的;他本人像太阳神沙玛什一样,是人间“有权取得王笏和王冠的、神圣的众王之王”。这部法典对刑事、民事、贸易、婚姻、继承、审判等制度都作了详细的规定;有较多关于商品交换和保护动产私有权的规定,正文共有282个条款,其中规范契约关系的条款有150条,占53%以上。从《汉谟拉比法典》已看到了拿破仑《民法典》的雏形。

    二.希腊法治文化先进

    古希腊文明的早期也有过王制,由于希腊血缘文化弱势,也就没有按照血缘尊卑建立等级制度。后来的城邦制使国家完全建立在契约宪法的基础上了,从而形成了公民社会。即使出现了贵族政治、僭主政治,也不能剥夺公民的合法权利。

    公元前594年,梭伦被选为首席执政官,他立法保护财产私有制,颁布了遗产自由和自由立遗嘱制度。梭伦制定的一系列法律条文均刻在木板或石板上,镶在可转动的长方形框子里,公诸于众。梭伦法典原文保存于雅典议事会堂,并在市场上立柱公布,雅典因此而进入法治时代;梭伦还首创了重要的民主机构“公民陪审法庭”,从而形成了西方的法治传统。

    亚里士多德更强调正义的法治,他说:人“若是背离法律与正义,就会堕落成凶恶的动物……失德的人淫凶纵肆,贪婪无度,是最下流最残暴的野兽”。

    三,罗马法律文化征服世界


    举世闻名的罗马十二铜表法就是在公民不服从的威慑下制定的。古时罗马实行的是习惯法了,一些对平民不利的陈规陋俗就保存下来。而且,对习惯法的解释伸缩性很大。既然没明文规定,贵族法官在审判案件的时候,常常武断地作出不公平的判决。平民对此非常不满,要求制订成文法。平民们以三次“撤离运动”即离开罗马城向贵族施压。没有平民当战士,罗马城就会被外族占领。终于在公元前454年,元老院被迫承认平民大会有制定法典的权力,设置由贵族及平民各五人组成的十人法典编纂委员会,赴希腊考察法制一年。特使团返回后,创设“十人立法会”,经过一年的工作,十人立法会制定了若干法律,经军伍大会通过和元老院批准,把它们刻在十块青铜板子上,于公元前451年公布于罗马广场。

    十二铜表法是围绕着私权的保护而展开的。其中第7表第9条规定:“高于15尺的树枝,应刈除之。”意思是土地上生长的树木不能高于15尺,以至于树荫影响邻地上的作物生长。可见,罗马法要求所有者自限其权利以兼顾他人的利益。这种普世性的博爱意识,正是西方自由民主制度文化的根本基点。罗马贵族和祭司对十二铜表法烂熟于心,其它人甚至小孩子也达到了耳熟能详的程度。《十二铜表法》之后罗马法系的立法依然体现着保护平民的倾向,每颁布一个成文法典,平民的政治、经济、法律地位便提高一步。


    公元6世纪罗马《民法大全》问世,罗马法成为“以私有制为基础的法律的最完备形式”。罗马法确立了这样的原则:①自由人在法律面前人人平等;②契约自由;③财产神圣不可侵犯。


    现代立法理论的三大原则“法律面前人人平等”、“契约自由”和“财产不容侵犯”根源于罗马法。经过中世纪教会法学家的努力,罗马法逐渐为欧洲主要国家英法德意所掌握。


    在格列高里7世的支持下,在意大利的博洛尼亚市建立了博洛尼亚法学院,开始重新搜集《查士丁尼法典》即《民法大全》为代表的罗马法的有关资料。1087年,中世纪的第一所大学——博洛尼亚大学被皇帝承认而正式成立,法律学生的人数在12-13世纪始终维持在1000-10000人的规模。从11世纪开始博洛尼亚大学培养的法学家遍布整个欧洲,到12世纪中期,博洛尼亚已成为欧洲教会法和罗马法研究的最重要的中心。


    19世纪初《拿破仑法典》是以罗马法为基础而制定的。戈尔巴乔夫在大学时代就深爱罗马法,主政期间访问意大利,赞叹罗马法的空前绝后。德国近代历史法学派的代表人物耶林(1818-1892年)在他的《罗马法精神》一书中说:罗马曾三次征服世界。最初以武力,其次则以宗教,第三次则以法律。武力因罗马帝国的灭亡而消失,宗教随着人们观念的变化及科学的发展而淡漠,唯有法律对世界的征服是最持久的征服。


    四.日耳曼人全民参与的习惯法


    日耳曼人认为,共同体的最高权威是法律,而法律的权威源于共同体的习俗。日耳曼法最初是不成文的习惯法,口耳相传,并与道德规范没有明确区分。有关案件的审理,主要靠回忆祖先的遗教和长者的意见为准,审理案件时“法官”只提出纠纷问题而由全体公社成员作出判决,等等。从7世纪起,民间习惯法开始向国家法的转变,但这一变化仅仅是形式上的,因为所有成文法典的内容都是原有的业已得到社会普遍认可的公共习惯。这一点清楚地体现在制定于894年的英国《阿尔弗雷德法典》。


    8世纪时,部分挪威人为逃离压迫,避难来到冰岛,在那里确立了一套自由的风俗。对他们来说,自由意味着法治,有权选择首领,统治和裁判的权利来自于地方议会。他们由非法状态进步为合法公民,有一个艰难的蜕变过程,主要是把家族复仇式的老式荣誉观念转化为和平、正义、公正的现代荣誉观念。冰岛的法律石记录了他们在这里脱胎换骨的数百年的历程。11世纪的日尔曼历史学家描述道,“在这里,没有国王,只有法律。”当时,大多数冰岛人生来自由,自由作为与生俱有的权利为所有自由人所分享。其他北欧人也大多如此。

    五,中国法治文化落后


    1.中国是一个半开化的丛林社会

    中国自古以来就由于血缘伦理文化的存在而使所有人都必须接受宗法等级制度安排;个人与父亲、尊长、官吏、皇帝之间,只能是奴隶、是工具;当然也就不可能有任何权利;这样的社会;自然也就不可能成为公民社会,而只能是宗法丛林社会。并且,由于等级制度所造成的人们地位的悬殊性,从而使所有人都不可能有一个同一的法律来保护他们的权利,这样也就使中国只有惩罚之法的刑法,而无维权之法的民法。在古汉语中“刑”、“法”、“律”都是一个意思,即惩罚的规定或者惩罚的条例。周朝的法律是由“礼”和“刑”组成,其中“礼”主“刑”辅,“礼不下庶人,刑不上大夫”;刑法专门镇压庶民百姓,重点打击犯上作乱。可见,刑法的首要保护对象是王权。公元前10世纪周王朝第五任国王姬满命他的大臣吕候制定了一部刑法,这是一部针对平民的刑罚典,被称为《吕刑》。李悝《法经》的盗、贼、囚、捕、杂、具六篇的内容均为刑法和刑诉法。秦以后各朝的法律也都以刑法为主体。

    由于历朝历代皇权统治者始终重农轻商,重集体轻个人,导致中国法制史中几乎没有任何值得一提的商法、民法,甚至没有公、私法的概念,至于程序法也几乎等于零。


    英国的思想家享利.梅因说:一个国家文化的高低,看它的民法和刑法的比例就能知道。大凡半开化的国家,民法少而刑法多;进化的国家,民法多而刑法少。他这几句话被西方的学者奉为至理名言。日本有法学家据此发挥说,中国古代只有刑法而没有民法,是一个半开化的、文化低落的国家。


    “刑不上大夫”是中国古代的法律原则,“朕就是法律”则是中国皇帝一以贯之的法律原则。皇帝与国民的关系就是主奴关系,那有半点法治精神?西汉的刺王刘建德外出打猎时,由于民房妨碍了他的奔马驰骋,他便下令烧掉了96间民房,并打死了2个前来论理的村民。如此大罪,汉宣帝仅削去了他8个县的租税。清咸丰皇帝发明了“就地镇法”制度,捕人杀人不必报官,不必拘守常例,结果每年至少有数千人被法外屠杀。由于狱卒迫害等原因,清朝每年死于监牢的犯人就达数万人之多。


    2.儒家反对法制公开化


    周朝的刑法掌握在世袭贵族手中,并未公布出来,贵族可以很随意地断罪量刑。公元前536年,郑国执政子产把刑书铸在铁鼎上,公诸于众,打破了藏刑书于官府的惯例,开创了中国公布成文法的先河。这和希腊罗马公布成文法的时期相当。子产的做法遭到了高级官僚的强烈反对。晋平公的老师叔向写信给子产,试图阻止这一重大举措。叔向引用“国将亡,必多制”的古语,预言“终子之世,郑其败乎”!“夏有乱政而作《禹刑》,商有乱政而作《汤刑》,周有乱政而作《九刑》”。叔向主张采取秘而不宣的刑法原则,使人民常处于“刑不可知,则威不可测”的恐怖状态,以便官方随心所欲地以言代法。一旦平民百姓知道法律上的规定,就不会俯首帖耳听命于官员的任意摆布;而人们知道了法律,就会依法进行争辩,官员就不再威风了。铸鼎颁布成文法增加了法律的透明度,使天下尽人皆知,从而每一个有是非判断能力的人都可以为“法官”。同时,法律条文成为无法随意更改的“程序”,使定罪量刑有一个公开的、统一的标准,在一定程度上限制了官员对民众的任意迫害。现代的法律观念认为不公布的法是“非法之法”。在我国至今也还有不少不向大家公布的内部法规,它事关每个人的切身利害,可是又不让人知道,有时把它称之谓“土政策”。例如过去对,申请出国的人员要进行“政审”,但对什么样的人不批准出国,始终对群众保密。


    孔子倡导“德主刑辅”。“明礼以导民,定律以绳顽”;“君子以情用,小人以刑用”、“故礼教荣辱以加君子,化其情也;桎梏鞭扑以加小人,治其刑也。”可见,法只是用来对付小人的。这样,法律就像小人一样微不足道,以至东坡大学士赋诗曰:“读书万卷不读律。”


    儒教竭力维护等级礼治。公元前513年,晋国大臣赵鞅和荀寅将刑书铸于铁鼎之上,公诸于众。孔子抨击赵鞅铸刑鼎时说:“贵贱无序,何以为国?”孔丘没丝毫平等概念,平等在他的眼里永远是没大没小、国将不国。所以,他对公布成文法刻骨仇恨。铸刑鼎使“民在鼎矣”,会导致“刑上大夫”。这与孔子推崇的等级奴隶制是矛盾的,所以他大加反对。他不愿给农奴以法律地位,当时的农奴可以像物品一样被随意赠送。孔子以为:如果不公布成文法,“民”就只会按习惯服从上级,君主就可任意摆布臣民。现晋国公布成文法,那“民”就会据法而不听从统治者的摆布了,必会造成“贵贱无序”;且民既已知道法律规定,还谈什么“不可使知之”呢?法律和礼教是统治者的秘密武器,也是统治集团独占特权的象征,怎可轻易示人?
     
    Harry Kane and scuuby like this.
  5. V.A

    V.A Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/1/11
    Bài viết:
    2,642
    Nơi ở:
    Hà Nội
    hảo chiên hảo
     
  6. hellwind2

    hellwind2 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/8/08
    Bài viết:
    2,580
    tới giờ học sử Tung Của rồi à :8cool_amazed:
     
  7. Chức Điền Tính Trường

    Chức Điền Tính Trường Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    20/11/18
    Bài viết:
    898
    Hiếp dâm cắt cu
    Ăn cắp chặt tay

    :2cool_confident:
     
    Harry Kane thích bài này.
  8. TheBlackTuxedo

    TheBlackTuxedo Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    6,327
    Tóm tắt lại là đúng tinh thần nâng bi Tây, dìm khoái lạc song châu Tàu.
     
  9. hgvuttcl

    hgvuttcl シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/12/13
    Bài viết:
    9,532
    Tung cộng nằm vùng box nhiều vậy. Tế hết đi. :1cool_byebye:
     
  10. Sharius

    Sharius SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    15/12/08
    Bài viết:
    11,281
    Đại háng
     
  11. Stuart Pot

    Stuart Pot C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/10/10
    Bài viết:
    1,548
    Tóm tắt: Khổng Tử là kẻ đạo đức giả, phản động, thụt lùi sự phát triển của người TQ. Khá giống với Lưu Bị.

    Phàm kẻ nào đi rêu rao nêu cao đạo đức thì coi thường luật pháp, đạo lý. Chỉ có vẻ bề ngoài trọng hình thức, lễ nghĩa, nhưng bên trong mục ruỗng, phân biệt đối xử, phân biệt giai cấp.
     
  12. victorhugo

    victorhugo Sam Fisher, Third Echelon Agent Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/7/05
    Bài viết:
    15,251
    Nơi ở:
    CLUB "Rung Đùi"
    lấy trang báo Tàu tân về chém gió như đúng rồi, mà thế éo nào tự dìm chính tổ tông nhà mình nữa thì chịu. Hay là sống bên Mẽo lâu quá đã tiến hóa rồi =))
     
  13. Bộ-chan

    Bộ-chan Dzoãn chuyển thế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/7/03
    Bài viết:
    8,532
    Nơi ở:
    Đ.M aCaL
  14. Stuart Pot

    Stuart Pot C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/10/10
    Bài viết:
    1,548
    Khổng Tử là tổ tông của người TQ?? Really nigga

    Trích "Khổng Tử thế gia"
     
  15. Bộ-chan

    Bộ-chan Dzoãn chuyển thế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/7/03
    Bài viết:
    8,532
    Nơi ở:
    Đ.M aCaL
    Nghe giống như trong kinh cựu ước trích ra đổi tên vcl :-“
     
  16. MatelGamer

    MatelGamer Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/8/07
    Bài viết:
    5,126
    Nơi ở:
    MapleStory world
    thỳ cũng kiểu đặc sản tây thơm thôi, TQ với VN khác gì nhau :5cool_bad_smelly:
     
  17. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    phương tây văn minh từ thời cổ đại,trung quốc chỉ là hạng người tối cổ từ thời cổ đại đến tận cuối thời phong kiến
     
  18. _GUV_

    _GUV_ The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    2,248
    Nơi ở:
    Москва
    Lại đến giờ hít Tây bài Tàu à? :))
     
    Harry Kane thích bài này.
  19. Stuart Pot

    Stuart Pot C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/10/10
    Bài viết:
    1,548
    Khổng Tử thế gia vốn là cuốn biography, có phần ca ngợi Khổng Tử theo bề ngoài. Nhưng thực ra đọc bên trong mới thấy thâm ý của Tư Mã Thiên, nói lên bản chất thực của Khổng Tư ko đẹp đẽ mà như nhiều người nghĩ về ông. Khác với Khổng Tử vốn chuộng đạo đức hình thức, TMT lại là người ngay thẳng, vì can gián Hán Vũ đế biện hộ cho Lý Lăng mà bị xử cung hình.

    Cách viết cũng chỉ kể lại sự việc khách quan, ko có ý dìm hàng bôi xấu/ad hominem mà mục đích là để người đọc tự đánh giá bản chất sự việc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/3/19
    Hakbit thích bài này.
  20. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    Những người hay nói đạo đức thường sống như lol mà khổng tử là tổ tông của những người hay nói đạo đức:1cool_byebye:
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này