[tienphong]Đào tạo ngành Y dược: Bệnh viện quá tải sinh viên thực tập

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi xDarkxAngelx, 18/4/25 lúc 16:06.

  1. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    34,565
    Nơi ở:
    Blink House
    Đào tạo ngành Y dược: Bệnh viện quá tải sinh viên thực tập
    18/04/2025 | 06:14
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Ảnh: HỮU LINH

    GS.TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Y dược TPHCM chia sẻ, từng được đồng nghiệp của trường thông tin tại một buồng bệnh của bệnh viện có 18 bệnh nhân nhưng có tới 82 sinh viên thực tập. Thực tế hiện nay, nhiều trường “thả” sinh viên y khoa đến bệnh viện thực hành lâm sàng, không có người hướng dẫn nên họ bơ vơ. Hậu quả nhãn tiền là sinh viên không có kiến thức và kĩ năng lâm sàng. Sinh viên tốt nghiệp thiếu kiến thức y khoa, yếu kĩ năng thực hành, trở thành mối nguy cho bệnh nhân khi ra thực hành nghề nghiệp.

    Theo GS. Trần Diệp Tuấn, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là các bệnh viện không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 111 (năm 2017) của Chính phủ về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe. Nghị định quy định cơ sở thực hành này phải bảo đảm: Chỉ được là cơ sở thực hành của không quá 2 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ đại học, sau đại học và 1 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Nhưng hiện nay, các bệnh viện nhận sinh viên thực tập của nhiều trường cùng lúc, dẫn đến quá tải người học, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lẫn chất lượng chăm sóc người bệnh.

    Việc thiếu sự điều phối phân luồng, phân tuyến sinh viên các trường đào tạo khối ngành sức khỏe đến bệnh viện thực tập cũng góp phần gây ra tình trạng quá tải. GS. Trần Diệp Tuấn lấy ví dụ, tại TPHCM có khoảng 40 bệnh viện, số trường đào tạo y khoa không nhiều nhưng sinh viên thực tập chỉ tập trung vào các bệnh viện lớn. Hơn nữa, việc cho phép bệnh viện nhận kinh phí khi có sinh viên thực hành, dẫn đến tình trạng hỗn loạn như hiện nay. Các bệnh viện tự chủ, cần có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động, điều này là hiển nhiên nhưng cũng vô tình khiến các trường công lập lép vế trước các trường ngoài công lập.

    Tại hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 111 do Bộ Y tế vừa tổ chức, Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức cho biết, khi còn công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), ông thấy số lượng sinh viên thực tập đông, bệnh nhân ít, khi sinh viên thực tập hỏi tới, họ tỏ thái độ khó chịu, thậm chí la lối. Chính vì thế, sinh viên “trốn” vào hội trường đọc sách, hết giờ thực hành đi về. Như vậy, sinh viên đến bệnh viện thực tập có điểm danh nhưng không thực hiện các yêu cầu lâm sàng tại giường bệnh.

    Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức cho hay, một số phân tích của Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) chỉ ra, có sự dễ dãi trong đào tạo thực hành; có tình trạng buông lỏng, sinh viên muốn đi đâu, muốn làm gì thì làm. Một số trường không có giảng viên đi kèm, tất cả phó mặc cho bác sĩ của bệnh viện. Trong khi bác sĩ vốn nhiều việc nên có khi chấm thi cũng cho qua.

    GS.TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Y dược TPHCM chia sẻ về thông tin từng có một buồng bệnh của bệnh viện có 18 bệnh nhân nhưng có tới 82 sinh viên thực tập. Thực tế hiện nay, nhiều trường “thả” sinh viên y khoa đến bệnh viện thực hành lâm sàng, không có người hướng dẫn nên họ bơ vơ.
    Thực hành kiểu “tráng men”
    PGS.TS Tống Minh Sơn, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, số lượng học viên, sinh viên tăng quá nhanh. Năm 2018 chỉ có 12 trường, giờ khoảng 20 trường đào tạo. Năm 2023, tổng quy mô tuyển sinh của ngành khoảng 1.800 sinh viên, năm 2024 tăng thêm hơn 600 sinh viên. Trong khi đó cơ sở thực hành chưa đáp ứng nhu cầu, đội ngũ giảng viên thiếu, không đồng bộ. Những cơ sở đào tạo mới, đội ngũ giảng viên trẻ nên có khoảng trống trong kinh nghiệm, năng lực, thiết bị chưa đầy đủ. Giải pháp được ông Sơn đưa ra cần kiểm soát kế hoạch tuyển sinh.

    TS. Phạm Thanh Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư khẳng định, ngành tuyển sinh khoảng 2.400 sinh viên/năm là quá lớn. Sinh viên tốt nghiệp ra làm việc tại viện, không có kĩ năng, chỉ làm được những thủ thuật đơn giản. TS. Hà đề nghị Bộ Y tế giao chỉ tiêu đào tạo ngành Răng - Hàm - Mặt dựa trên chỉ tiêu thực hành lâm sàng tại các bệnh viện để đảm bảo chất lượng đào tạo.

    Một sai lầm hiện nay trong sự phối hợp trường - bệnh viện là để cho hai bên thương thảo với nhau. GS. TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho rằng, công việc này của quốc gia. Bởi bệnh viện và trường ĐH chỉ như 2 cái bánh của một chiếc xe đạp trong chương trình đào tạo, vì thế phải đưa ra được cơ chế làm sao hai bên cùng tạo nên một chương trình thực hành chung.

    Ông khẳng định, phải quy định chặt chẽ tỉ lệ người học/giường bệnh, không nói chung như hiện nay. Mặt khác, đào tạo nhân lực y tế không chỉ phục vụ các bệnh viện Trung ương mà còn tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã. Vì vậy cần nghiên cứu để đề xuất quy định các cơ sở đào tạo ở khu vực nào thì nên thực hành ở những khu vực đó và xung quanh. Ông Cường cho rằng, làm như vậy nhằm tránh chuyện đào tạo ở nơi rất xa rồi dồn lên đến bệnh viện Trung ương, “tráng men” chứ thực sự không học được.

    Với việc nhận sinh viên thực tập tràn lan như hiện nay, bệnh viện quá tải, ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng đào tạo mà còn làm giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh. Ở các nước, khi cho phép mở ngành đào tạo trong khối ngành sức khỏe tại địa phương là nhắm đến mục tiêu cung ứng nguồn nhân lực y tế cho khu vực, việc tổ chức đào tạo thực hành cần được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu ấy.
     
  2. DVTB

    DVTB Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    30/9/18
    Bài viết:
    4,590
    tế nha tặc
    clq9yux-
     
    Thư ký chủ tịch thích bài này.
  3. Hector88

    Hector88 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    19/8/20
    Bài viết:
    2,432
    Ko thiếu bác sĩ ip6bcye-png
     
  4. xxDark_Dragonxx

    xxDark_Dragonxx ♀ Lắm Lông Đen Lồng Lộn ♀ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/06
    Bài viết:
    4,875
    ko có slot, giờ ai muốn vô thực tập phải đóng phí ip6bcye-png
     
  5. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    32,797
    Nơi ở:
    đà nẵng
    ủa sao ta nghe nói thiêu bác sĩ mà
     
  6. Thư ký chủ tịch

    Thư ký chủ tịch Space Marine Doomguy GameOver

    Tham gia ngày:
    10/9/23
    Bài viết:
    5,840
    Nơi ở:
    Văn phòng
    T Ế N H A T Ặ C
     
  7. Mai fen đút đít không?

    Mai fen đút đít không? C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/9/21
    Bài viết:
    1,926
    thừa 1 đống bác sĩ các trường dân lập lại chả thế peepo_gvn
     
    Neverwon thích bài này.
  8. gamerbi

    gamerbi Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/11/02
    Bài viết:
    6,273
    Làm nhớ hồi lúc học định hướng đi cái viện ĐKHN. Vừa sv lớp mình, lớp thạc sĩ, y4, y5 đi chung tè le. Lúc đó còn thi tốt nghiệp mà bà cô giao bệnh án của bệnh nhân bị câm, bả còn ko có người thân theo chăm nữa. Đành tự bịa theo bệnh án viện cho xong. Lượng người thực hành đông quá nên giảng viên cũng ko kiểm soát hết đc :echdien:
     
  9. Neverwon

    Neverwon Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/05
    Bài viết:
    7,042
    Nơi ở:
    Thanh Hóa
    Kinh Công đào tạo "bác sĩ"....
     
  10. lang băm

    lang băm ThS, TS Google Học, PGS ChatGPT, GS bách nghệ

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    10,687
    Bộ tế bảo là do bộ dục
    Bộ dục bảo do bộ tế không cấm
    ezitd6o-png
     

Chia sẻ trang này