có thể vì việt nam sống thân thiện..thân thiện quá...thân thiện tới mức...ko muốn làm mất lòng người khác.....nhưng thực sự nhiều lúc..chính suy nghĩ đó làm ta phải đau phải khóc rất nhiều.... thường gặp nhất là suy nghĩ ko để người khác mất lòng những lúc nghĩ ko mà lại nói có ! "anh ở lại ăn cơm cho vui" mặc dù chẳng ưa gì người ta những hành động đi ngược lại những suy nghĩ thật.....nếu ko lộ ra thì ko sao...nhưng nếu lộ ra thì.......mất lòng nhiều lắm tớ ko hiểu sao...mọi người cứ cư xử như vậy.....họ ko thích mình thì họ nói toẹt ra..... họ giữ ý.....họ ko thèm mắng mình...mà lại đi nói với người khác...cạnh khóe mình...ghét mình ghét khi ngừơi ta cố gắng tỏ ra là thân thiện...khi mà họ ko thích thế...giống như ban phát lòng tốt vậy...tớ ko cần bạn ý khi còn thích chơi với tớ nữa....tại sao ko nói thẳng ra...cứ cố nói chuyện với tớ...cố làm gì ? tớ cảm nhận đc chứ ??? sự gượng gạo giữa 2 người....sao ko nói thẳng ra ??? để tớ ko buồn ư ??? nhầm rồi......buồn x2 đấy >"< tại sao họ ghét mình nhưng vẫn mời mình đi sinh nhật....mình đến thì kháo nhau rằng mình vô duyên......=>> điên cuồng
...1 số người gọi đấy là để ko muốn mất lòng.. ..1 số người cho đấy là phép lịch sự... ..thế nên khi nói chuyện với nhau,người ta phải tinh ý để nhận ra được ý nghĩa thật của câu nói..:)
Há há há, nếu thẳng tính quá là chúng nó ghét chứ sao bạn. Việt Nam là thế cái gì cũng lòng vòng, 3 4 vòng mới vo tới chủ để. Sống vậy phải chịu vậy. Nhiều lúc cũng bực, có gì nói thẳng ra cho tiết kiệm thời gian, nhưng cái gì đã ăn sâu vào tính cách thì khó thay đổi, chịu thôi!
Công nhận ghét ng vn ở cái điểm này ... cái j cũng phải vòng vo tam quốc lựa này nọ để khỏi chạnh lòng mình biết là thế nhưng là ng vn sống ở vn cũng phải cố mà sống theo cái cách này thôi...
đối nhân xử thế một cách khéo léo là rất khó, đôi khi được lòng người này nhưng lại mất lòng người kia.Sự thẳng thắn quá thường bị mất lòng.Cái không nên ở đây là đừng nói xấu hay đặt điều sau lưng người khác
chuẩn không cần chỉnh bác àh thế mới là quan điểm sống thiết thực ngày nay. Mình vẫn sống theo cách này !
thế thì đành im lặng àh ....... người VN tuy là thế nhưng ko phải ai cũng vậy đâu bác ạh con người sống ở đời tuy là ko muốn mích lòng ai lúc nào cũng cố làm tốt vai trò là một người thân thiện một người tốt thế nhưng đôi lúc hành động đó lại đi ngược với kết quả mà họ muốn nhận và aj cũng như aj thôi bác ơi thế nên cũng thông cảm vì có khi chính bác cũng sẽ lâm vào tình cảnh ấy lúc đó cũng muốn người ta thông cảm và hiểu thôi chẳng có khác đâu đừng vội suy nghĩ mà kết tội cái hạnh đồng dả tạo đó cũa khối người VN bây giờ hãy đứng ở vai trò của họ để mà thông cảm mà hiểu cho họ ...... sống là phải nghĩ đến cảm giác của người khác ....... cứ thí dụ bạn và tôi ko hợp nhau nhưng vẩn thưởng gặp nhau nói chuyện dù ko ưa nhau làm gì đây ???? ko lẽ nói thẳng thừng àh như thế là mất lịch sự lực lời cho người đó biết là tôi ko thích bạn đừng nói chuyện với tôi họ ko bùn cũng ko thấy mình đáng ghét ....... trọn vẹn cả đôi đường
cs nó là thế đấy thẳng thắn là 1 điều tốt nhưng không phải lúc nào cũng thẳng thắn nói ra dc suy nghĩ thật của mình còn tùy trường hợp cái đó người ta gọi là đối nhân xử thế trong giao tiếp
Đúng là tùy trường hợp. Nói ra suy nghĩ thật cũng có nhiều cách, thái độ vá cách dùng từ ngữ rất quan trọng. Mình dùng cách này. Và còn một cách là không nói ra tất cả suy nghĩ của mình. Hay còn gọi là nói 1 phần sự thật. Nói chung là mình không thích cách này. Tuy nhiên, nếu không thể im lặng thì phải dùng.
Kiểu mời cơm cho có là của người Bắc phải ko nhỉ? Thích giọng Hà Nội trên TV, chuẩn, dễ nghe. Còn cái giọng the thé nói như chọc vào lỗ nhĩ người ta, gọi là gì nhỉ? Ghét kiểu sĩ diện quá đáng của người Bắc. Cả cái món mời cơm cho có. Nhưng, dù cho người ta có mời thật thì mình cũng từ chối. Ăn 1 hột cơm của nhà người ta, rồi có ngày sẽ phải ói ra mà trả lại dưới hình thức khác.
Ai thích thì đọc cuốn Sức mạnh thuyết phục để hiểu thêm Nhưng mà Làm gì mà nghiêm trọng vậy, nếu thân quen thì nhận lời, rồi mời lại người ta, mời qua mời lại, lại càng vui. Còn ko quen thì từ chối cũng được. Mà nếu thấy người ta thật lòng thì nhận lời, trước lạ sau quen. Bữa cơm có gì lớn lao đâu.
Ngồi cùng 1 mâm, ăn cùng với người ta. Rồi có ngày, nếu người ta thấy nhờ vả mình có lợi cho họ, thì họ sẽ mang cái tiếng quen biết ra nhờ vả, lúc đấy lấy cớ gì mà lờ họ đi đc. Cái XH VN này có những người xem 1 bữa cơm chỉ là 1 bữa cơm, ăn cùng cho vui, & thể hiện sự hiếu khách. 1 lời cảm ơn từ khách, vậy là đủ. & có những người ko từ chiêu thức nào để trục lợi. => Cay cú, nghiêm trọng, cũng là để tránh dây dưa với thứ người này đây. P.S.: Tao ăn nói bạt mạng lắm này. Thằng nào thích 5 [] tao, tao thách đấy.
nóng tính nhỉ ông bạt mạng kệ ông tui cũng trả lời bài ông bài cuối tôi chưa bao giờ di 5 [] ai chỉ muốn nhắc là tránh cái chủ đề nam bắc đi mệt mỏi rồi
Ai Nam ai Bắc. Ai nói gì mà phải tránh. & ai bảo ông 5[]. Nhận vơ à. Lấy quyền gì bịt mồm người khác khi người ta chưa nói gì trật.
Khổng Tử có nói: "Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa". Nghĩa là người quân tử vì có trí tuệ nên nảy sinh những bất đồng về ý kiến. Dẫu vậy họ vẫn giữ được hòa khí để sống dung hòa cùng nhau. Trái lại, tiểu nhân là những kẻ không có chính kiến để mà bất đồng, dẫu vậy lại luôn bất hoà cùng nhau vì đố kỵ, ganh ghét, cạnh tranh hơn thua. Còn chúng ta nếu đã có học, có kiến thức mà lại đố kỵ, ganh ghét nhau và cố tình gây bất hòa, thì còn suy đồi và bệnh hoạn hơn cả tiểu nhân. ---nhiều lúc mình lỡ lời nói ra nhưng câu không hay nghĩ lại ân hân vô cùng,phải thật cẩn thận trong lời nói của mình Trăm năm bia đá cũng mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ