Xâm phạm bản quyền Ngăn chặn hay khuyến cáo? SGTT.VN - Điều gì sẽ xảy ra nếu như mỗi lần bạn chia sẻ hay tải một file thì thấy một cảnh báo bản quyền khởi động và gửi cảnh báo đến nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) của bạn? Điều đó là có thật rồi đấy! Đó là kế hoạch “sáu đòn” chống lại việc xâm phạm bản quyền, có tên chính thức là Copyright Alert System (Hệ thống cảnh báo bản quyền). Nó được khởi động chậm, và được kích hoạt lần đầu tiên từ tháng 7.2012 và lần thứ hai vào tháng 11.2012. Nhưng trong tuần này, hệ thống này sẽ được trung tâm Thông tin bản quyền (CCI) khởi động đồng loạt cùng với năm ISP lớn là Verizon, Comcast, AT&T, Cablevision, và Time Warner Cable. Kế hoạch này được các ISP và các studio ở Hollywood ủng hộ. CCI nhấn mạnh rằng hệ thống của họ là nhằm giáo dục người tiêu dùng, chứ không phải là trừng phạt họ. Nhưng cần phải chú ý rằng “sáu đòn” dường như sẽ làm việc truy cập internet chậm đi, mời gọi người dùng vào các khoá học trực tuyến, và vi phạm sự riêng tư của người dùng cho dù họ có xâm phạm bản quyền phim và nhạc hay không. Hồi tháng 11.2012, tài liệu của TorrentFreak bị rò rỉ ra ngoài đã tiết lộ rằng công ty mạng Verizon sẽ theo dõi người dùng BitTorrent và phản hồi với các hành vi xâm phạm bản quyền bằng cách gửi cảnh báo bằng hai email. Nếu người dùng tiếp tục có hành vi xâm phạm, Verizon sẽ phát cảnh báo thứ tư và thứ năm dưới dạng bung ra các cửa sổ cảnh báo tự động yêu cầu người dùng xác nhận là nhận được cảnh báo. Nếu người dùng không sử dụng các cách thức né tránh, thì sau đó ISP sẽ làm chậm tốc độ truy cập của người dùng với tốc độ như kết nối dạng dail-up trong vòng 14 ngày. Nhưng vấn đề là chỉ có Verizon làm như thế trong khi các ISP không làm gì thì kể như không có kết quả. Tháng 10.2012 vừa qua, TorrentFreak công bố rằng công ty viễn thông AT&T cũng sẽ chặn người dùng có hành vi xâm phạm bản quyền cho đến khi họ hoàn tất một khoá học nhận thức về bản quyền. Các ISP lớn đã chủ động theo dõi theo những cách có vẻ ít xâm phạm đến sự riêng tư của người dùng. Cách đơn giản là một bên thứ ba có thể xác định địa chỉ IP của một người nào đó chia sẻ hay phát tán các file xâm phạm bản quyền và báo IP này cho ISP để phát cảnh báo đến người dùng. Hệ thống mới không bắt buộc các ISP đóng các dịch vụ web để nhắc nhở người vi phạm, nhưng có thể tính đến việc ISP chia sẻ thông tin về người xâm phạm bản quyền với bên sở hữu bản quyền để theo đuổi các hành động pháp lý. CCI cho biết họ sẽ không cung cấp thông tin khách hàng, nhưng nếu những người ủng hộ chương trình này – nhiều người trong số họ là những nhà sáng tạo – gây sức ép đủ mạnh, các ISP có lẽ sẽ nhượng bộ. Còn lúc này chương trình “sáu đòn” không thể ngăn chặn được hành vi xâm phạm bản quyền. Mặt khác, quá dễ để lách qua công cụ này bằng các hình thức như sử dụng mạng riêng ảo VPN, dịch vụ trung gian proxy và các cách thức tương tự để qua mặt các biện pháp kiểm soát. Người dùng cũng có thể chỉ cần lờ đi các cảnh báo vì cho đến giờ chẳng có hình phạt hay chế tài gì đối với những người đã nhận được sáu bước cảnh báo của những IPS như Verizon. Nếu không có sự kiên quyết, chương trình “sáu đòn” chỉ là một kiểu “sủa chứ không cắn”. P.V
Chặn cái con c*c. Internet is freedom. Quyền *** gì mà chúng mày theo dõi hay chặn tao? Mới qua cái SOPA xong giờ lại đẻ ra cái này.
Tài nguyên free thì anh dùng thoải mái, còn của người ta thì anh phải trả tiền chứ dùng chùa bị cảnh báo là may rồi . Nhưng mình ở VN và kệ mẹ nó
lại nhớ tới bé nào tải bài nhạc mà ca sĩ ấy cũng cấp free trên mạng nhưng vẫn bị hiệp hội nào đó kiện
^ HBO ở truyền cáp VN mới bị cắt thảm với cả giờ thanh niên mấy ai ở vn coi phim điện ảnh cả tv seri Mỹ qua cap
how i meet your mother ,bộ này mình xem hết 7 season đầu,đáng lẽ end ở đoạn Ted hỏi Robin lúc đang mặc váy cưới là đẹp rồi,tự nhiên đẻ ra season 8 xen chuối quá...