http://m.dantri.com.vn/van-hoa/chuy...t-trong-the-gioi-hoi-hoa-2017111913110739.htm Văn hóa 0BÌNH LUẬN Dân trí Gia tộc này từng bán tranh đi với giá tương đương 1,4 triệu đồng; giờ bức tranh ấy đắt nhất thế giới, giá 10.234 tỷ đồng. Vận may từng đứng về phía gia tộc, khi ngôi nhà của họ bị trúng bom, nhưng tranh còn nguyên vẹn; dù vậy, vận may không bao giờ đến hai lần… Trong tuần qua, bức “Salvator Mundi” (Người cứu rỗi thế giới) do danh họa người Ý Leonardo da Vinci thực hiện đã được bán ra với mức giá phá vỡ mọi kỷ lục từng xác lập trong thế giới hội họa - 450,3 triệu USD (tương đương 10.234 tỷ đồng). Có một chi tiết thú vị là đã có lúc, chính bức tranh này được bán ra với giá chỉ 60 USD (gần 1,4 triệu đồng). Bức “Salvator Mundi” được thực hiện bởi danh họa Leonardo da Vinci hồi đầu thế kỷ 16. Bức tranh từng được vua Louis XII của Pháp đặt hàng với Da Vinci hồi năm 1506, tác phẩm sau đó được treo trong hoàng cung của nhiều hoàng gia Châu Âu trong suốt hàng trăm năm rồi bắt đầu hành trình lưu lạc vào “nhân gian”. Cuối cùng, theo một cách nào đó, tới đầu thế kỷ 20, bức tranh nằm trong bộ sưu tập của người đàn ông quý tộc Anh - Francis Cook, nhưng lúc này, tranh đã bị vẽ đè lên. Khi tới tay Cook thì gốc gác bức tranh đã bị lãng quên. Lúc này, người ta tưởng rằng tác giả bức tranh là học trò của Da Vinci - họa sĩ người Ý Giovanni Boltraffio. Bức họa đã được treo trong gia đình nhà Cook suốt 4 thế hệ, họ luôn đinh ninh tác phẩm được thực hiện bởi học trò của Da Vinci. Khi Thế chiến II nổ ra, gia đình nhà Cook sơ tán khỏi London, họ bỏ bức tranh lại vì cho rằng nó không có giá trị gì. Khi đó, tất cả tranh quý trong nhà Cook đều được gia đình đem theo tới Wales, bức “Salvator Mundi” thì bị cất dưới tầng hầm. Ngôi nhà bị trúng bom, nhưng bức tranh không bị tổn hại. Năm 1958, sau khi bức tranh đã được cất giữ trong nhà Cook suốt 4 thế hệ, hậu duệ Francis Ferdinand Maurice Cook quyết định bán bức tranh thông qua nhà đấu giá và thu về… 60 USD (gần 1,4 triệu đồng). Tranh được bán cho một nhà sưu tầm đến từ bang Louisiana (Mỹ). Richard Cook (58 tuổi, bên cạnh chị gái Priscilla Cook) - hậu duệ của gia tộc chuyên sưu tầm tranh “đen đủi” nhất thế giới hội họa. Bức tranh sẽ ở lại bang Louisiana cho tới năm 2004 khi đại diện phòng tranh Robert Simon từ New York tìm tới hỏi mua với giá 10.000 USD (gần 230 triệu đồng) và “đổi đời” cho danh phận bức tranh. Một nhóm chuyên gia hội họa tầm cỡ quốc tế đã được phòng tranh mời tới để thẩm định lại bức tranh. Khi đó, tranh đã bị vẽ đè lên và bị biến màu do thời gian hàng trăm năm không được bảo quản tốt. Bức tranh sau đó đã được phục chế lại, các chuyên gia đi tới kết luận rằng tác phẩm thực chất được vẽ bởi chính danh họa Da Vinci. Năm 2013, nhà buôn tranh người Pháp - Yves Bouvier - đã mua lại tác phẩm tại một cuộc đấu giá kín, với giá 77 triệu USD. Thực tế, Bouvier là người mua trung gian, mua tranh giúp cho tỷ phú Nga - Dmitry Rybolovlev. Khi mua lại tranh từ Bouvier, tỷ phú Rybolovlev đã phải trả hơn 127 triệu USD. Dù vậy, tỷ phú Rybolovlev hiện hẳn đang rất hài lòng với thương vụ này. Có thể thấy, giai đoạn bức tranh bị trả giá thấp nhất là khi nằm trong tay gia đình nhà Cook. Mới đây, báo chí phương Tây đã thực hiện loạt bài xoay quanh hậu duệ nhà Cook - gia tộc “đen đủi” nhất, đã vô tình để tuột mất tác phẩm hội họa đắt nhất lịch sử mỹ thuật thế giới với cái giá “rẻ như cho”. Khung cảnh trong nhà đấu giá khi mức giá kỷ lục được chốt hạ trong ngày 15/11 vừa qua tại New York. Giờ đây, ông Richard Cook (58 tuổi) - cháu trai của Francis Ferdinand Maurice Cook, người từng bán tranh với giá 60 USD hồi năm 1958 - đã đáp lại sự quan tâm của báo giới, khi người ta nhìn nhận gia tộc Cook là những người sưu tầm tranh “đen đủi” nhất thế giới, khi bán đi siêu phẩm với giá “rẻ bèo”. Richard Cook đã nhìn lại “sai lầm” của ông mình một cách rất nhẹ nhàng, khi phóng viên tìm tới, Richard nói rằng ông rất thích bức tranh và muốn được treo nó trong phòng ăn của gia đình. Gia đình nhà Cook vốn có truyền thống sưu tầm hội họa, và khối tài sản 450,3 triệu USD đã trôi tuột khỏi tay họ vì một thương vụ sai lầm. Vận may đã từng đứng về phía nhà Cook khi ngôi nhà của họ ở London bị trúng bom hồi Thế chiến II, nhưng tranh vẫn an toàn dưới tầng hầm dù bị chủ nhân “bỏ rơi” khi đi sơ tán. Dù vậy, vận may không ở bên nhà Cook hai lần, khi họ đem rao bán tranh, họ đã bán đi với giá như “cho không”. Bức “Salvator Mundi” được xem là bức tranh cuối cùng của Da Vinci còn có thể mua được trên thị trường. Các bức khác hiện đều nằm trong bộ sưu tập của các bảo tàng. Đây là một trong 16 bức tranh còn tồn tại cho tới hôm nay của Da Vinci. Dù có thể rất tiếc nuối, nhưng đại diện nhà Cook - ông Richard Cook - trả lời rất bình thản: “Thật là tin tốt lành. Bậc thầy hội họa và siêu phẩm của ông đã bị đánh giá sai suốt một thời gian dài. Bản thân tôi cũng là một chuyên gia nghiên cứu hội họa từng làm việc cho nhà đấu giá. Tôi hy vọng người mua ẩn danh sẽ cho trưng bày tranh trong các bảo tàng mỹ thuật. “Tôi không nghĩ gia đình mình đã để tuột mất bất cứ điều gì. Đó là tranh của Da Vinci. Nếu tranh vẫn ở với gia đình tôi, tôi nghĩ nó trông sẽ rất đẹp nếu được treo trong phòng ăn. Gia đình tôi vẫn chưa có cơ hội để cùng nhau nói về chuyện này, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ nói”. Người mua bức tranh với giá “khủng” là một nhân vật ẩn danh trả giá qua điện thoại. Tranh của danh họa Leonardo Da Vinci xác lập kỷ lục thế giới về giá > Mọi kỷ lục về giá trong lịch sử hội họa bị phá vỡ" style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; display: inline; color: rgb(0, 0, 238); max-width: 100%;">>> Mọi kỷ lục về giá trong lịch sử hội họa bị phá vỡ Bích Ngọc Theo New York Post/Daily Mail TIN CÙNG CHUYÊN MỤC Đỗ Mỹ Linh sẽ làm nhan sắc Việt thăng hạng trên bản đồ thế giới? 19/11/2017 “Tỷ phú USD” tâm sự chuyện theo đuổi các nữ nghệ sĩ 19/11/2017 Nhiều nghệ sĩ "đội mưa" tới viếng diễn viên Nguyễn Hoàng 19/11/2017 Những lần chia tay chương trình đầy tiếc nuối của nhà báo Lại Văn Sâm 18/11/2017 Xem thêm TIN TỨC - SỰ KIỆN 1 Cảm phục 46 thầy giáo gieo chữ nơi "thâm sơn cùng cốc" (Dân trí) - Nơi thâm sơn cùng cốc, giữa thiếu thốn bủa vây, các thầy giáo Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ ... 2 Xúc động buổi gặp gỡ của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân với người hiệu trưởng cũ (Dân trí) - Chiều 19/11, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm một số nhà giáo hưu trí của TPHCM. Đặc biệt, trong đó có thầy ... 3 Nữ tài xế điều khiển ô tô "ủn" CSGT trên phố Hà Nội (Dân trí) - Khi bị CSGT yêu cầu dừng xe, nữ tài xế xe ô tô 4 chỗ không chấp hành mà đã điều khiển xe đâm nhẹ vào chân ... 4 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quân đội luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu 5 Nguyên Phó Chủ tịch nước: "Hãy gọi tôi là Cô giáo Doan" 6 Máy bay tự chế của “hai lúa” Bình Dương sẽ cất cánh ở sân bay 7 Hàng loạt cán bộ ở Sơn La bị khởi tố gồm những ai? 8 Độc chiêu "trốn" giá điện cao: Dùng nhiều không lo hóa đơn đắt đỏ 9 Đại úy phi công Việt Nam tử nạn ở Anh: Máy bay rơi có thể do điểm mù 10 Hoa hậu Đại dương khi nào “lắng sóng”? DIỄN ĐÀN DÂN TRÍ VIỆT NAM CƠ QUAN CỦA TW HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet sô 378/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 16-09-2013. Tòa soạn: Số 2 (nhà 48) Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024-3736-6491. Fax: 024-3736-6490 Email: [email protected]. Website: http://www.dantri.com.vn Hỗ trợ quảng cáo : 0942.86.11.33 ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0973 567 567 - 0974 567 567 Người mua ẩn danh.lại chiêu trò của nhà đấu giá để nâng giá tác phẩm?
Ta nghĩ bên đấu giá sau khi định giá thì sẽ tính đến khả năng đấu giá lên được bao nhiêu rồi cử một thằng làm chim mồi nâng giá, nếu giá đạt mốc như ý rồi thì không cần thằng chim mồi đó ra giá nữa, cứ để đám người kia tự nâng nhau Làm thế thì chắc tránh được tình trạng tự mình mua đồ mình như ai đó
tranh tào lao xong các chuyên gia mỗi người ngậm 1-2 tr vào mõm và sủa ra kết luận + makeup story = Da Vinci auth
bài viết xàm lông, ông kia mà không bán được với giá 60 USD thì làm gì có chuyện mấy người mua sau mổ xẻ nâng giá, có khi giờ này nó còn đang treo trên tường nhà bếp, nám khói thức ăn cũng không chừng
Chắc coi tiên hiệp nhiều quá nên cảm thấy việc chim mồi dễ như ăn bánh !? Không phải thứ gì đem lên sàn đấu giá thì người ta cũng ùn ùn tranh nhau trả giá đâu , chẳng qua báo chí chỉ nói về mấy trường hợp hot , chứ ngoài ra còn hàng đống món chỉ bán được sát mức sàn , hoặc ko bán được . Lỡ mà éo thằng nào đú theo , thì thằng làm giá è cổ mà trả % cho nhà đấu giá ( thông thường thì phần giá vượt mức sàn sẽ được chia chác giữa chủ sở hữu và nhà đấu giá theo thoả thuận )
Thằng chủ thớt : 1. lần sau copy paste cho đàng hoàng vào. 2. Bớt đọc truyện não chó tàu đi. Đọc thì phải biết chọn lọc. Mày tưởng bọn mua tranh này ngu à ? Những người mua tranh toàn giới tài phiệt chính gốc, đứa nào dám làm giá tụi nó ? Tiền tụi nó có thể không top nhưng quyền lực bọn nó chắc là không thiếu rồi. [qoute] Thực tế, Bouvier là người mua trung gian, mua tranh giúp cho tỷ phú Nga - Dmitry Rybolovlev. Khi mua lại tranh từ Bouvier, tỷ phú Rybolovlev đã phải trả hơn 127 triệu USD. Dù vậy, tỷ phú Rybolovlev hiện hẳn đang rất hài lòng với thương vụ này.[/qoute] Nhìn kỹ thằng bỏ tiền mua đầu tiên, những thằng mua sau này cũng chả kém bao nhiêu đâu. Lừa bọn nó mày muốn động thổ trên đầu thái tuế à ?