Số thu ngân sách kém xa so với dự tính ban đầu của các dự án alumin-nhôm đã được cảnh báo từ lâu. Báo Đầu tư dẫn báo cáo của tỉnh Đắk Nông do Chủ tịch UBND Nguyễn Bốn ký mới đây cho biết, theo kết quả phân tích, tính toán về hiệu quả kinh tế của Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ theo vốn đầu tư điều chỉnh và các quy định về cơ chế chính sách của Nhà nước tại thời điểm tháng 12/2016 được Sở Công thương cung cấp, kể từ năm 2016, năm kế hoạch Nhà máy đi vào hoạt động, tổng số thuế bình quân hàng năm đóng góp cho ngân sách là 437,761 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, thống kê từ Cục Thuế tỉnh Đắk Nông cho thấy, tổng dự toán thu ngân sách năm 2017 từ Nhà máy chỉ khoảng 107,390 tỷ đồng, thấp hơn so với báo cáo phân tích hiệu quả kinh tế ban đầu hơn 330 tỷ đồng. Nhà máy dản xuất alumin Nhân Cơ sau khi xây dựng đội vốn lên hơn 5 lần. Trong quý I/2017, Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã sản xuất được trên 247.000 tấn hydroxyt nhôm và 126.000 tấn alumin. Đồng thời, Nhà máy đã xuất khẩu được 16.600 tấn hydroxyt nhôm sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và khoảng 85.000 tấn alumin sang thị trường Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản. Số nộp ngân sách nhà nước từ Nhà máy là 57,181 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với 23 tỷ đồng; thuế xuất khẩu 13,8 tỷ đồng; phí bảo vệ môi trường 7 tỷ đồng; thuế tài nguyên 6,2 tỷ đồng… Theo tính toán của tỉnh Đắk Nông, với khả năng đóng góp cho ngân sách như hiện tại và sản phẩm alumin sản xuất ra chỉ để xuất khẩu, thì cả năm 2017, tổng thu các khoản từ Nhà máy Alumin Nhân Cơ chỉ khoảng 150 tỷ đồng. 52% số thu này được đưa về ngân sách trung ương, tức là khoảng 78 tỷ đồng; còn ngân sách địa phương sẽ được hưởng khoảng 72 tỷ đồng. Dĩ nhiên, số dự tính thu được của Alumin Nhân Cơ năm 2017 cũng kém xa so với con số 437,7 tỷ đồng được ước tính khi triển khai dự án. Đối với Nhà máy Alumin Tân Rai, theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) hồi tháng 7/2017, trong 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận trước thuế của Nhà máy ước đạt trên 60 tỷ đồng. Vào thời điểm đó, lãnh đạo TKV cho hay, 2 dự án Nhân Cơ và Tân Rai đang thu được kết quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Về hiệu quả kinh tế của dự án, năm 2017 đã bắt đầu có lãi và cắt lỗ trước kế hoạch 1 năm. Tuy nhiên, nhìn kết quả từ hai nhà máy, một số chuyên gia địa chất và khoáng sản cho rằng số thu được từ Tân Rai và Nhân Cơ là quá ít so với những gì phải trả và họ nhắc lại lời cảnh báo bauxite càng làm càng lỗ đã đưa ra cách đây rất nhiều năm. PGS.TS Nguyễn Văn Phổ, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Địa chất và Khoáng sản một lần nữa nhấn mạnh, dự án Tân Rai và Nhân Cơ khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế bởi hai yếu tố: hàm lượng bauxite thấp và công nghệ Trung Quốc. Từ khi nhà máy chưa làm ông đã đưa ra dự báo này và thực tế đã chứng minh điều đó là đúng. "Đối với bauxite, có những nơi người ta không coi đó là quặng nhưng Việt Nam lại đánh giá đó là quặng với trữ lượng lên đến hàng tỷ tấn rồi làm. Làm như thế không đem lại lợi ích ích tế gì, chỉ càng làm càng lỗ", PGS.TS Nguyễn Văn Phổ chỉ rõ. Vị chuyên gia khẳng định, cái giá phải trả cho các dự án alumin-nhôm là quá lớn khi tiền thu được quá ít ỏi, đất rừng bị mất, môi trường bị ảnh hưởng", ông nói. Đồng quan điểm, GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường cũng nhận xét, kết quả của hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ cho thấy cảnh báo của giới chuyên gia cách đây nhiều năm đã đúng. GS Bá cho rằng, việc tuyên bố mức lãi của các dự án alumin-nhôm ngày càng tăng chỉ là chuyện ảo tưởng khi có quá nhiều vấn đề tồn tại xung quanh các dự án này. "Thứ nhất, thế giới đã không làm nhôm từ bauxite nữa, ngay như Úc dù đã đầu tư hàng triệu USD cũng vẫn bỏ, chỉ có Việt Nam gánh công nghệ của Trung Quốc. Thứ hai, làm nhôm từ bauxite quá ô nhiễm. Đập chứa bùn đỏ ở vùng cao 700-800m so với mặt nước biển, nếu xảy ra sự cố vỡ đập thì dưới hạ lưu như TP.HCM, Biên Hòa, Bình Dương... chịu rủi ro vô cùng lớn với lũ quét, hệ sinh thái bị tiêu diệt. Thứ ba, bauxite Việt Nam phân bố theo kiểu lỗ chỗ, không phải ở 1 vỉa sâu liên tục, khai thác dễ nhưng hiệu quả không tốt, hậu quả lớn là không thể hoàn thổ được, mặt bằng sau khi khai thác không còn khả năng sử dụng để canh tác", vị chuyên gia phân tích. Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường dẫn con số so sánh: 7 tấn nhôm mới bằng được 1 tấn hạt tiêu, làm sao làm có lời được? Trong khi đó trồng hồ tiêu không độc hại, dân ai cũng quen trồng, trồng được ở khắp nơi. Không dừng ở đó, việc vận chuyển bauxite cũng bế tắc bởi trước TKV tính làm cảng Kê Gà nhưng sau dừng lại dù đã bỏ bao nhiêu tiền; chạy xuống sông Vàm Cỏ để nhẹ tiền hơn nhưng cũng tan nát hết đường. Bởi giá thành sản xuất cao hơn giá bán nên GS.TSKH Lê Huy Bá cảm thấy "bế tắc" đối với các dự án alumin-nhôm. "Cảnh báo thì đã nói nhiều, giờ với những con số thực tế như vậy, hy vọng những người có trách nhiệm sẽ nhận ra dù hơi muộn", vị chuyên gia nói http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-tr...a-du-tinh-minh-chung-cang-lam-cang-lo-3341649 Sao ở đây nói lãi ngìn tỉ : http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-xit-thu-lai-ngan-ty-379088.html Trước có ông trên này bảo quả bom bauxite sắp kaboom.... giờ thì chắc dân đen lại sml mà cái này là do X thì phải
Phàm ở những dự án tính bằng tỉ đô thế này thì lời lãi chỉ là những cái phù phép. Muốn thực hư là sao phải thanh tra, kiểm toán các kiểu để biết tổng số tiền thu chi bao nhiêu để biết lời lỗ.
Tây nguyên sẽ "chết" vì... khai thác bôxit TT - Đây là cảnh báo của những nhà khoa học tại hội thảo với chủ đề “Tìm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ” do UBND tỉnh Đắc Nông, Viện Tư vấn và phát triển (CODE) và Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV) tổ chức ngày 22-10 tại tỉnh Đắc Nông. Một góc khu vực mỏ bôxit đang được khai thác tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) - Ảnh: N.H.T.
Ngày xưa ta nhớ trong chính B50 này còn có đứa nào bảo bác VNG chỉ là tương đánh giặc biết gì về kinh tế rồi dự án chắc chắn phải có các khâu kiểm tra kiểm toán, có chuyên gia bla bla.... mà.
phải có quyết tâm chính trì phải có quyết tâm chính trì phải có quyết tâm chính trì phải có quyết tâm chính trì phải có quyết tâm chính trì phải có quyết tâm chính trì