Châu Phi mất tới 90% hươu cao cổ chỉ trong 1 năm Mất môi trường sống, bị săn bắt để lấy thịt, da... loài hươu cao cổ đang đối mặt nguy cơ biến mất vĩnh viễn. "Dân số" hươu cao cổ giảm tới 90% chỉ trong vòng 1 năm qua trên khắp châu Phi - Ảnh: REUTERS Quỹ Bảo tồn hươu cao cổ (GCF) vừa lên tiếng cảnh báo nguy cơ "tuyệt chủng thầm lặng" đối với loài hươu cao cổ, với mức sụt giảm lên tới 90% chỉ trong vòng 1 năm qua trên khắp châu Phi. Trong số đó, hươu cao cổ phương Bắc bị ảnh hưởng nặng nề nhất và hiện chỉ còn hơn 7.000 con trong tự nhiên. Báo cáo thường niên của GCF, được công bố nhân Ngày Hươu cao cổ thế giới 21-6, cho biết số lượng hươu cao cổ đã giảm mạnh trong 35 năm qua, với quần thể hươu cao cổ đã giảm 30% và hiện chỉ còn khoảng 117.000 con trong tự nhiên. Đáng chú ý, mức giảm tăng đột ngột trong năm qua, lên tới 90%. Hươu cao cổ đã được đưa lên Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) từ loài ít quan tâm nhất lên loài dễ bị tổn thương vào năm 2016. GCF khẳng định báo cáo này là bằng chứng cho thấy hươu cao cổ nên được đưa lên mức ưu tiên bảo tồn cao hơn, với 3 trong số 4 phân loài hiện có thể được liệt kê ở mức "Nguy cấp hoặc dễ bị tổn thương". Tiến sĩ Julian Fennessy, giám đốc bảo tồn của GCF, cho biết: "Những dữ liệu mới này kêu gọi đánh giá lại khẩn cấp về hươu cao cổ trong Sách đỏ IUCN và sự chú ý mới từ các thỏa thuận quốc tế như Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Mỗi loài đều xứng đáng được bảo vệ theo cách riêng - một biện pháp chung sẽ không cứu được chúng". Các mối đe dọa đối với quần thể hươu cao cổ khác nhau tùy theo khu vực phân bổ, nhưng chủ yếu bao gồm mất môi trường sống và sự phân mảnh do mở rộng nông nghiệp, định cư của con người và phát triển cơ sở hạ tầng. Những nguy cơ này làm giảm khả năng tiếp cận thức ăn và nước, hạn chế sự đa dạng di truyền và làm tăng khả năng xảy ra xung đột giữa con người và động vật hoang dã nói chung. Hươu cao cổ cũng bị săn bắt để lấy thịt, da và đuôi, thậm chí cả xương, được sử dụng làm thuốc và bùa hộ mệnh theo truyền thống. Từ năm 2014, ngày 21-6 được chọn là Ngày Hươu cao cổ thế giới nhằm mục đích nâng cao nhận thức về nguy cơ "tuyệt chủng thầm lặng" đối với loài động vật có hình dạng vô cùng đặc biệt này.
Cái gì quý hiếm thì mới có giá. Năm 20xx, loài người đấu giá một tấm da của loài hươu cao cổ - một sinh vật đã tuyệt chủng với giá 1 tỷ đô la.
Chắc do yếu tố môi trường là chính, chứ con người có săn thì làm j đi đến 90% trong 1 năm. Trừ phi cố ý săn để tận diệt, như đợt đám mẽo săn bò bison để triệt hạ người da đỏ thời xưa.
90% này hình như là chỉ riêng hươu cao cổ phương Bắc, nhớ đâu còn khoảng 14-15k cá thể, còn toàn thế giới còn hơn 110k 1 năm qua chết do biến đổi khí hậu và bị săn chắc 7-8k con nên báo giật thành chết 90% luôn. https://www.ifaw.org/international/journal/are-giraffes-endangered Xác nhận là chết chủng loại Kordofan hơn 90% nhưng range tính từ 1980 tới nay, báo giật quả tít trong 1 năm chết 90% nghe ghê vl