Tổng hợp sinh đẻ [Không mở topic mới nữa]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 9/12/24.

  1. samurai_999

    samurai_999 Cô Mười nhớ, cô Mười thương Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/7/10
    Bài viết:
    8,367
  2. doctor who

    doctor who Chrono Trigger/Cross Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/14
    Bài viết:
    6,699
    https://www.facebook.com/share/p/12JKdy3JaG9/
    /Zhihu/ Tại sao nhiều người khuyên tài chính chưa đủ thì không nên sinh con?
    Dịch Con Mèo Trong Ngõ| Bản dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả, chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam. Vui lòng không tự ý repost khi chưa có sự cho phép, xin chân thành cảm ơn.

    Link bài viết: https://www.zhihu.com/question/479664984

    ______________________
    Hi mấy ní, thực ra bản gốc là "Tại sao nhiều người khuyên người nghèo thì không nên sinh con" nhưng tớ nghĩ để vậy hơi "nhạy cảm" nên tớ đổi 1 xíu xiu nha. Bài viết này nhận được hơn 9.000 câu trả lời, tớ thì đương nhiên không dịch hết rồi @@ vậy nên tớ chỉ chọn những câu trả lời nào nhận được nhiều sự đồng tình thôi nha. Nhiều câu chuyện tớ có thể phản bác được nhưng nếu tớ chèn vào sẽ ngắt đoạn cảm xúc của mấy ní nên tớ sẽ ko bình luận nha. Tóm lại, những quan điểm dưới đây sẽ ko đại diện cho quan điểm của tớ

    [38.000+]
    Bạn có muốn đầu thai vào một gia đình nghèo hay không?
    Ngay cả chính bạn cũng không muốn, vậy thì tại sao lại nỡ đẩy một đứa trẻ vô tội vào hoàn cảnh ấy?

    [13.000+]
    Gia đình có hoàn cảnh khó khăn cái không thể cho con cái chỉ là vật chất thôi sao? Sai rồi. Tình yêu dành cho con cái cũng ít ỏi và đáng thương, bởi vì họ buộc phải dành phần lớn thời gian để làm việc, thời gian nghỉ ngơi thì con lại muốn được ở bên chơi đùa cùng họ. Phần lớn sẽ cảm thấy phiền, sẽ lấy lý do con không hiểu chuyện để từ chối những yêu cầu chính đáng của con, thậm chí còn trút những khó khăn mình gặp phải ở bên ngoài lên người con.

    [12.000+]
    Năm tôi thi đại học, cả làng chỉ có 4 người nhận được giấy báo trúng tuyển, nhà tôi chiếm đến 2 người - tôi và chị gái tôi cùng lúc đỗ đại học.

    Lúc nhận được giấy báo, những nhà khác vui mừng khôn xiết, bắn pháo ăn mừng ngay trước cửa, hận không thể để cả làng đều biết. Còn nhà tôi, tôi và chị gái nhận được giấy báo cùng ngày, nhưng cả nhà im lặng như tờ.

    Sáng sớm hôm đó, tôi một mình vào bếp nấu bữa sáng, bố, mẹ, anh trai, chị gái không ai có ý định ăn. Chị tôi trốn một mình trong phòng khóc. Sau này tôi nghe anh trai kể, chị sợ không thể đi học được nữa. Chị đã học lại hai năm, vất vả lắm mới đỗ nhưng đúng lúc đó thì gia đình rơi vào cảnh vô cùng khó khăn.

    Mẹ tôi mới trải qua một trận ốm nặng, sức khỏe còn chưa hồi phục. Còn tôi thì là ngoài ý muốn mà đỗ đại học vì suốt 4 tháng cuối lớp 12 tôi nghỉ học để vào viện chăm mẹ.

    Thầy chủ nhiệm rất tốt bụng, âm thầm giúp tôi nộp hồ sơ thi. Hôm khám sức khỏe, một bạn học ở làng bên đạp xe đến nhà báo tin, nói là thầy đã giúp điền hồ sơ, hôm nay là ngày cuối khám sức khỏe, dù thế nào cũng phải đến.

    Lúc tôi lo xong việc nhà thì đã đúng giờ trưa, tôi đạp xe hơn 20 cây số đến trường để khám sức khỏe, xong là quay về ngay, còn chưa bước vào lớp. Vì mẹ mới phẫu thuật xong, tôi phải ở nhà chăm bà.
    Đến khi sắp nhập học đại học, nhà không lo nổi một đồng học phí nào. Tôi học chưa xong lớp 12, cũng chẳng nghĩ mình sẽ đỗ nên vốn dĩ không tính đi học.

    Tôi nói mình có thể không đi. Nhưng mẹ - dù đang bệnh nặng - vẫn nhất quyết muốn chúng tôi đi học. Mẹ nói:

    "Con đã vất vả học mười mấy năm rồi, nếu không đi học thì bao nhiêu cố gắng trước đây đều uổng phí cả. Hơn nữa, con đâu phải bác sĩ, ở nhà cũng chẳng giúp mẹ chữa bệnh được..."

    Thế là tôi và chị gái cùng lên đường đến trường. Không ai mang theo học phí, mỗi người chỉ mang theo 200 tệ tiền sinh hoạt, rồi lên đường.

    Đến nơi, người khác làm xong thủ tục rất nhanh, chỉ có tôi là đi khắp nơi tìm giáo viên để làm thủ tục vay vốn.

    Thời đại học, để kiếm tiền sinh hoạt, sáng nào tôi cũng dậy đúng 5:20, đạp xe đến một cơ sở khác để dọn dẹp ký túc xá. Mỗi hành lang đều đặt mấy thùng rác lớn, đầy rẫy các loại rác sinh hoạt. Mùa hè thì bốc mùi kinh khủng, tôi phải kéo từng thùng từ tầng 5 xuống tầng 1 rồi đổ đi.

    Dù mùa đông ở miền Bắc lạnh cắt da, tôi vẫn dậy đúng giờ, không bỏ sót một ngày.

    Tầm 6:30 thì tôi đến căng tin, là một trong những người đầu tiên ăn sáng. Là vì tôi muốn tránh gặp bạn bè quen biết, bởi bữa sáng của tôi thường chỉ là một cái bánh bao trắng.

    Ăn xong thì đi học tiết sáng. Đến trưa lại vào căng tin làm thêm, giúp rửa bát, dọn dẹp.

    Nghỉ hè và nghỉ đông nếu không có việc gì thì tôi không dám về nhà, vì vé xe đắt quá. Tôi đi làm thêm ở ngoài trường, có lúc dạy học ở lớp phụ đạo, có lúc ra vỉa hè bán sữa.

    Chỗ bán sữa cách trường rất xa. Có lần mượn chiếc xe đạp, không biết là phanh tay bị hỏng, từ ký túc xá trên lưng chừng núi lao xuống, không thể dừng lại, tôi sợ quá hét lên với người đi đường:
    "Tránh ra! Tránh ra!"

    Đến chỗ có gờ giảm tốc, cả người và xe bay lên, văng xa cả chục mét. Tôi vừa được bạn học đỡ dậy thì một chiếc xe phóng vụt qua sát sạt. Rõ ràng tài xế chẳng biết tôi vừa ngã. Nếu lúc đó tôi chậm hơn 2 giây, chắc bị xe cán rồi.

    May là tôi vẫn còn sống. Quần bò bên chân trái bị rách một lỗ, tay trái trầy một mảng to trên mặt đường nhựa, khóe mắt trái cũng tróc một mảng da lớn. Nhưng may mắn là mắt trái không sao.
    Sau đó, tôi và bạn học lại tiếp tục đạp xe hơn hai tiếng để đến khu khác bán sữa.

    Tôi kể những chuyện này, không phải để trách bố mẹ. Thời đó, ở quê vẫn còn coi trọng chuyện "đông con nhiều cháu", bố mẹ tôi cũng chỉ đi theo số đông. Nhưng họ không ngờ rằng, chỉ riêng việc nuôi lớn chúng tôi thôi, họ đã dốc hết sức lực cả đời.
    Những chuyện khác, họ thực sự lực bất tòng tâm.

    [17.000+]
    Trong phần lớn trường hợp, những người đưa ra lời khuyên này đều là con của những gia đình nghèo.

    Tôi từng quan sát những người xung quanh mình – nghèo nhưng học vấn không thấp - thì thấy rằng ham muốn kết hôn, sinh con của họ thấp đến mức đáng sợ. Thậm chí yêu đương, họ cũng chẳng mấy thiết tha.

    Trước kia có một ông anh, lúc đó tôi với anh ấy đang ăn xiên que ở quán lẩu cay trước cổng trường Trung học Trường Quân. Nhìn những học sinh mặc đồng phục xếp hàng mua trà sữa của Tea Beauty, anh ấy chợt kể cho tôi chuyện hồi cấp ba.

    Anh ấy là người nông thôn, mà còn là nông thôn miền núi sâu xa. Học tiểu học thì học trong làng, học cấp hai thì lên thị trấn. Lúc đó anh vẫn chưa cảm nhận rõ sự chênh lệch giàu nghèo vì anh chẳng có tiền tiêu vặt, cơm cũng đều mang từ nhà đi. Nhưng đến khi anh thi đỗ trường trung học số 1 của huyện, ngay ngày đầu nhập học, anh mới thực sự hiểu thế nào là "khoảng cách".

    Trước cổng trường có bán trà sữa, 6 tệ một ly. Toàn bộ ba năm cấp ba, anh ấy chưa từng uống một ly nào.

    Lúc đó tôi lấy làm lạ, hỏi: "6 tệ một ly, ít ra cũng mua nổi chứ? Có đến mức như vậy không?"

    Anh trả lời tôi một câu: “Cậu không mua nổi xe A5 à?”

    Tôi nói: “Mua không nổi.”

    Anh lại hỏi tiếp: “Nhưng nếu có tiền, cậu có mua không?”

    Tôi đáp: “Em đâu có ngu, đương nhiên là phải mua nhà trước.”

    Anh nói: “Đó, tôi cũng vậy. Tôi chẳng thể vì một ly trà sữa mà nghỉ học đi bộ mười mấy cây số về nhà được, đúng không?”

    Nói ngoài lề, ly trà sữa đầu tiên trong đời anh ấy là tôi mua cho.
    Tại sao tôi lại nhớ đến anh ấy? Là vì lần trước tôi với bạn gái đi xem váy cưới, tiện miệng nhắc đến anh ấy: “Anh cũng không còn nhỏ nữa đâu, còn lớn tuổi hơn em, nên kiếm bạn gái đi là vừa.”

    Anh ấy nói: “Nếu tôi không mua được nhà ở Trường Sa, tôi sẽ không kết hôn. Tôi không muốn làm khổ thế hệ sau, cũng không muốn làm khổ con gái nhà người ta.”

    Vừa khéo lại thấy câu hỏi này. Thật ra, câu “người nghèo đừng sinh con” xuất phát từ những đứa trẻ đã từng nghèo - khi lớn lên, họ biết rất rõ cảm giác bị gạt ra khỏi cuộc chơi ở cái tuổi mà ai cũng thích so đo ganh đua. Chỉ có thể rụt rè thu mình trong góc, giả vờ như chẳng quan tâm gì.

    Thậm chí từ nhỏ đã phải sống theo cái gọi là “con nhà nghèo biết lo sớm”, phải biết điều, phải chiều lòng cha mẹ, phải cười cho dù không muốn cười.

    Những ký ức không vui đó, thật sự ảnh hưởng rất lớn đến một con người.

    Đặc biệt là bây giờ, thời đại thông tin, chỉ cần một chiếc điện thoại là có thể thấy được bao nhiêu cuộc sống phong phú, rực rỡ ngoài kia.

    Một câu chuyện nhỏ góp vui:

    Hồi nhỏ tôi xem “Nhà Có Con Trai Con Gái”, tôi thật sự rất ghen tị với gia đình của Lưu Tinh.

    Lúc ấy, bố tôi còn đang bày hàng ngoài chợ. Ở phố đi bộ Cát Thủ có một tiệm bánh mì nướng, tôi thấy nó ngon đến mức không thể tin nổi.

    Nhiều năm sau, tôi quay lại đó cùng bạn gái, còn hào hứng kể với cô ấy là tiệm đó làm bánh ngon thế nào. Nhưng khi cả hai cắn một miếng, mới phát hiện hóa ra cũng bình thường thôi. Thậm chí còn khá khó ăn.

    Thật lạ. Không hiểu vì sao ngày xưa lại thấy nó ngon đến thế.
    Tỷ lệ sinh giảm xuống, thật ra là điều tất yếu. Chuyện sinh con, người càng nghèo thì càng thích sinh như thể đời họ bị lập trình sẵn vậy, đặt hết hy vọng vào thế hệ sau, dốc sức tạo ra nguồn lao động rẻ cho xã hội, rồi dùng cái gọi là “nuôi con phòng khi về già” để ràng buộc đạo đức, bắt thế hệ trẻ vốn đã khổ phải tiếp tục gồng mình như con la kéo xe.

    Còn người giàu cũng sinh, vì tiền của họ không mang theo được.
    Chỉ có lớp người ở giữa - họ sống trong nỗi lo lắng không cùng tận, bị ép làm “cỏ non” (ý là bị bóc lột sớm) , lấy tiền bán
    mạng của mình để đổi lấy “vốn liếng” cho con cái, hy vọng giữ được chút địa vị mong manh giữa xã hội này.
    Screenshot_20250426_205552_Facebook.jpg
     
    Eruk, jumper, Dr. Wilson and 2 others like this.

Chia sẻ trang này