Xuất siêu gần 4 tỷ USD, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Huyền Vy - Trong 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 250,8 tỷ USD; nhập khẩu đạt 246,84 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu với 3,96 tỷ USD. Đáng chú ý, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam… Trong 8 tháng năm 2022, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 64,34 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13,6%. Xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2022. Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 8/2022 ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,04 tỷ USD, tăng 13,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,34 tỷ USD, tăng 7,6%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2022 tăng 22,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 26,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 20,6%. Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 66,14 tỷ USD, tăng 18,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 184,66 tỷ USD, tăng 17%, chiếm 73,6%. Trong 8 tháng năm 2022 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,4%). Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 8 tháng năm 2022. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, bằng cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,7 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3%, tăng 0,4 điểm phần trăm. Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2022 ước đạt 30,96 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,96 tỷ USD, giảm 6,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21 tỷ USD, tăng 5,6%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2022 tăng 12,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,4%. Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 85,58 tỷ USD, tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 161,26 tỷ USD, tăng 14,2%. Trong 8 tháng năm 2022 có 38 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 90,8% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 45,2%). Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2022. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,3%, giảm 1,2 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,7%, tăng 1,3 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6%, giảm 0,1 điểm phần trăm. Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 82,1 tỷ USD. Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 8 tháng năm 2022. Trong 8 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 21,6 tỷ USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 47,8 tỷ USD, tăng 21,9%; nhập siêu từ Hàn Quốc 27,4 tỷ USD, tăng 30,3%; nhập siêu từ ASEAN 9 tỷ USD, giảm 3,3%; nhập siêu từ Nhật Bản 320 triệu USD, giảm 74,7%. Với kết quả xuất, nhập khẩu trên, cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2022 xuất siêu 2,42 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,44 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,4 tỷ USD https://vneconomy.vn/xuat-sieu-gan-4-ty-usd-hoa-ky-la-thi-truong-xuat-khau-lon-nhat-cua-viet-nam.htm
“kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 66,14 tỷ USD, tăng 18,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu” Khu vực trong nước xuất khẩu được 66 tỷ usd là cũng ngon ấy chứ, phấn đấu sau này lên được 4-50% kim ngạch xuất khẩu thì tuyệt
Thực ra xuất hộ thằng khác là chính. Mỹ thương chiến với TQ thì chạy sang VN ngay cạnh để mở xưởng thôi. Cả dân TQ cũng chạy qua mở xưởng né cấm vận mà. VN dc lãi công ăn việc làm cho dân. Cứ nhìn tăng trưởng nhập khẩu ở biểu đồ trên là biết. Tăng nhập từ Trung, Hàn để xuất Mỹ. Mỹ cấm TQ thì Mỹ cũng đói hàng, nên chạy qua VN mua. Giống việc EU cấm vận Nga, rồi mua dầu Nga qua Ấn, Trung thôi.
66 tỏi đô trong 250 tỏi xuất khẩu là của doanh nghiệp việt ấy, tuy chỉ chiếm 26,4% nhưng cũng là có chút chút chứ ko phải làm công cho ngoại bang hẳn
Bọn nó ràng buộc dây mơ rễ má với nhau, VN chen vào húp chén canh là ngon rồi, đừng tin cái gọi là tự do thương mại của bọn mẽo, phải đi lobby aka đút lót mãi mới có cơ hội xâm nhập thị trường nó đó.
Tự do thương mại chỉ khi tao đủ mạnh để chèn ép mày thôi, còn doanh nghiệp tao yếu hơn là tao tố mày gian lận thương mại liền.
Chuẩn mẹ nó luôn, công xưởng sản xuất của thế giới ... thì chả xuất đi nhiều . Xét riêng mấy cái thương hiệu thân quen .... kiểu Samsung, Nike, Addidas là đã chiếm thế này rồi. Cty tôi cũng có vài khách hàng xuất khẩu sang Mỹ , châu Âu , Ấn Độ thì chắc phải 80-90% là toàn mấy tập đoàn Trung Quốc, Nhật Bản qua xây nhà máy ở Việt Nam .
Thêm chút thông tin bên lề đại khái là đéo chấm mút dc gì từ quy trình sản xuất. Chỉ có tiền lương / thưởng thôi ..... https://nld.com.vn/kinh-te/khong-co-dn-giay-viet-nao-trong-chuoi-nike-adidas-20180415203600821.htm