Các trường ĐH Y sẽ rút thời gian đào tạo xuống 4 năm 23/09/2016 17:00 GMT+7 Thời gian đào tạo đại học hệ chính quy tại các trường ĐH Y sẽ thống nhất rút xuống còn 4 năm, kể cả đối với ngành y đa khoa và y học dự phòng (hiện đào tạo 6 năm). Theo đó, sau khi hoàn thành 4 năm học tại trường, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân Y khoa. Tiếp đó, những người muốn học tiếp sẽ phân thành 2 hướng: Hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý và Hệ nghiên cứu do Bộ GD-ĐT quản lý. Đề xuất mô hình đào tào ngành y khoa mới. Nguồn: Bộ Y tế. Những người không muốn học tiếp có thể trực tiếp tham gia thị trường lao động. Đối với những người lựa chọn hướng hành nghề khám chữa bệnh, sẽ phải học thêm 2 năm để được cấp bằng Bác sỹ Y khoa. Tuy nhiên, những người được cấp bằng này vẫn chưa được hành nghề mà cần phải trải qua thêm 1 năm tiền hành nghề thực hành tại các bệnh viện. Sau khi kết thúc một năm thực hành tại bệnh viện, những người này phải trải qua một kỳ thi cấp quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi đa khoa. Những người được cấp chứng chỉ mới được bắt đầu hành nghề. Để trở thành bác sĩ chuyên khoa, các bác sĩ y khoa sẽ phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm 2-3 năm chuyên khoa sau đó thi cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên khoa. Tiếp đó, để trở thành bác sĩ chuyên khoa sâu, phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm từ 2 năm trở lên và thi cấp chứng chỉ hành nghề một lần nữa. Đối với những người lựa chọn hướng nghiên cứu do Bộ GD quản lý thì phân thành 2 giai đoạn: Thạc sĩ đào tạo 2 năm và Nghiên cứu sinh đào tạo 3-4 năm, lấy bằng tiến sĩ. Tham chiếu đối với khung trình độ quốc gia thì các cử nhân Y khoa tương đương với khung trình độ bậc 6. Các bác sĩ Y khoa tương đương khung trình độ bậc 7 còn các bác sĩ chuyên khoa tương đương khung trình độ bậc 8. Thông tin về mô hình đào tạo mới của ngành Y được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế diễn ra sáng nay, 23/9. Nhiều bất cập trong đào tạo ngành y Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện tại, dự thảo Nghị định về tổ chức đào tạo thực hành y khoa đã hoàn tất và sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào đầu tháng 10 tới đây. Đại diện Bộ Y tế cho hay, đề xuất đổi mới đào tạo ngành y khoa xuất phát từ chính thực trạng đào tạo còn nhiều bất cập của Việt Nam. Lớp học của sinh viên Y khoa Trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh: Văn Chung. Đối với đào tạo đại học, hiện tại số lượng cơ sở đào tạo ngành y đang phát triển nhanh. Nếu từ năm 2008 chỉ có 8 cơ sở thì tới nay đã có hơn 20 cơ sở. Theo Bộ Y tế, số lượng cơ sở đào tạo thành lập nhiều trong thời gian ngắn trong khi tiêu chí thành lập và mở ngành rất đơn giản, không có bệnh viện thực hành, chuyên môn của giảng viên chưa đánh giá đúng mức. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang lẫn lộn giữa hai hệ thống năng lực: thực hành khám chữa bệnh và nghiên cứu hàn lâm. Đang cùng tồn tại song song 2 hệ thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ GD quản lý hệ bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 do Bộ Y tế quản lý, song lại không có nhiều sự phân định, khác biệt rõ ràng giữa 2 chương trình. "Các bác sĩ chuyên khoa 1 làm thên luận văn tốt nghiệp sẽ trở thành thạc sĩ. Các tiến sĩ ít thực hành kỹ thuật song vẫn hành như như bác sĩ chuyên khoa" - đại diện Bộ Y tế cho hay. Mặt khác, việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng,… chỉ cần yêu cầu thực hành nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp mà không trải qua một kỳ thi sát hạch nào cả. Hơn nữa, chứng chỉ này được cấp 1 lần và sử dụng vĩnh viễn. Ngoài ra, lương của nhân viên y tế bằng cách ngành khác ở cùng trình độ đạo tạo dù thời gian đào tạo lâu hơn. Chẳng hạn, bác sĩ phải đào tạo 6 năm song sau khi ra trường, mức lương khởi điểm chỉ bằng với mức lương của các cử nhân tốt nghiệp ở những trường đào tạo 4 năm. Còn nhiều vấn đề cần thảo luận Sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nước ngoài chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo hệ thống y khoa ở các nước cũng như các góp ý của các chuyên gia trong nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phương án đổi mới đào tạo ngành y khoa được xây dựng trong 2 năm có nhiều điểm chung với hệ thống đào tạo tiên tiến trên thế giới. Góp ý về phương án đổi mới, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: Sau khi học xong 2 năm bác sĩ Y khoa thì sẽ công nhận bậc 7 trong khung trình độ và sau đó mới đi thực tập tại bệnh viện 1 năm hay đợi sau khi thực tập 1 năm rồi mới công nhận bậc 7 trong khung trình độ? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi xung quanh phương án đổi mới đào tạo ngành Y khoa sáng 23/9. Ảnh: Lê Văn. "Sau khi các chuyên gia góp ý thì tôi thiên về hướng thứ 2" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Ông Đam cho rằng, theo phương án này thì chất lượng sẽ được đảm bảo hơn. Những người thực tập sẽ được coi như sinh viên, được hỗ trợ vay vốn đi học và bệnh viện có thể chi trả một phần nếu như họ tham gia các công việc bệnh viện. Một vấn đề khác, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng vẫn đang tranh luận là cấp chứng chỉ một lần nay định kỳ, thi hay không và ai sẽ là người cấp. "Nếu thi thêm chứng chỉ như vậy thì sẽ thêm một thủ tục hành chính, nhiều người sẽ không đồng thuận. Tuy nhiên, cũng có thực tế là nếu cấp 1 lần thì sẽ có trường hợp tinh thần sức khỏe kém đi nhưng vẫn hành nghề, không an toàn cho bệnh nhân" - Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, hiện nay, nhân lực ngành y tế không chỉ yếu về chất lượng mà còn thiếu về số lượng so với quốc tế. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo chất lượng cũng phải tăng cường số lượng các bác sĩ để địa phương nào cũng có bác sĩ giỏi. Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, tỉ lệ bác sĩ trên một 1 vạn dân của Việt Nam chỉ là 7,8 trong khi thế giới là 20. Cộng cả ba đối tượng bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng thì tỉ lệ này cũng chỉ là 20 trên 1 vạn dân trong khi Hoa Kỳ là 50. Cuối cùng, Phó Thủ tướng cho rằng, phương án đổi mới đã khá sáng rõ, có điều cần bàn là thời gian chuyển tiếp là dài hay ngắn. "Tôi nghĩ rằng thời gian chuyển tiếp này sẽ ngắn nhất có thể". Lê Văn Spoiler: nguồn http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tu...h-y-se-rut-thoi-gian-dao-tao-xuong-4-nam.html Các chú thấy thiếu hả, anh cho thêm nhé
Xây nhà trên cát thôi, với tình hình hiện nay có cải cách trời cũng đâu lại hoàn đấy. Hai vấn đề chính mình rút ra được trong gần 1 thập kỉ học ở trường Y là: - Đào tạo thiếu căn bản: rất nhiều môn học ko cần thiết, trong những môn cần thiết thì hầu hết dạy kiểu nhồi nhét, kiến thức trên trời. Đọc sách vở của Tây thì thấy kiến thức bọn nó ko hơn mình mấy (mà kiến thức h lên mạng tìm đầy), nhưng nền tảng cơ bản cực chắc (xem bài thi USMLE step 1 - Basic Sciences thì biết) + tư duy, cách làm việc được rèn giũa từ nhỏ. - Thiếu tôn trọng con người: có lẽ xuất phát từ tính ích kỉ của dân ta. Sinh viên ko được BS, điều dưỡng, thậm chí giảng viên tôn trọng (ít nhất là tại HN) => 4 năm thực tập ở bệnh viện làm chân le ve là chính, chả ai đôn đốc, sinh chán nản. BS, sv thì ko được bệnh nhân tôn trọng -> hành hung, chửi bới, lạnh nhạt, ko cho sv thực tập. SV ko tôn trọng BN: bác nào dễ tính, bn mới kiểu gì cũng bị bu lấy hỏi và sờ cho tới khi thành ra khó tính thì thôi . Cái đề xuất này tệ vì vấn đề gốc rễ ko giải quyết được mà còn làm tệ đi. Bác sĩ tương lai lẫn BS mới ra trường bây h còn vật vờ sống mòn, thì ko hiểu "cử nhân y khoa" sẽ thế nào? Đi làm luôn chắc chỉ vào được trạm xá làm lương 3 cọc 3 đồng, ko có tương lai, nhưng liệu các em bỏ công sức ôn thi đh 27-28đ có chịu? Học tiếp lên BS thì chả khác gì bây giờ nếu 2 cái nêu trên vẫn tồn tại, theo ngạch nghiên cứu thì chỉ sợ ko đủ tầm. Cụ thể hơn về bất cập của cái đề xuất này có thể đọc ở đây Spoiler Đổi mới và rút ngắn thời gian đào tạo y khoa? PHẠM THANH TÙNG·SATURDAY, SEPTEMBER 24, 2016 Phương án rút ngắn thời gian đào tạo Y Khoa vừa được công bố của Bộ Y Tế hiện thu được khá nhiều sự chú ý [1]. Bản thân mình cũng là một người rất quan tâm đến chủ đề này và cũng có một số ý kiến cá nhân về mô hình đào tạo mới. Bài viết chủ yếu để thể hiện quan điểm cá nhân và so sánh mô hình mới của Việt Nam và một số nước khác trên thế giới. Mô hình đào tạo Y Khoa mới [1] Tại sao phải đổi mới đào tạo Y Khoa? Áp lực đổi mới đào tạo Y Khoa lần này chủ yếu đến từ thoả thuận công nhận việc tự do di chuyển và hành nghề của của Bác sỹ, Điều dưỡng, Nha sỹ trong toàn khối ASEAN khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập [2]. Đây là mô hình giống với Liên minh Châu Âu hiện nay, tuy nhiên quá trình này vấp phải một số khó khăn do sự khác biệt trong hệ thống đào tạo y khoa và chính chỉ hành nghề của các nước . So sánh các kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề trong khu vực [2] Khi so sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam và Brunei là 2 nước duy nhất không có kỳ thi chứng chỉ hành nghề quốc gia. Với áp lực hội nhập cùng khu vực, đào tạo y khoa bắt buộc phải thay đổi để bằng Bác sỹ và chứng chỉ hành nghề của Việt Nam được công nhận trong khu vực. Vì vậy nếu các bạn chú ý đến lĩnh vực này thì sẽ thấy trong 2 năm trở lại đây, chính phủ, Bộ Y Tế và các trường Y tốn rất nhiều công sức trong việc vạch ra định hướng mới cho đào tạo Y Khoa Áp lực trong đổi mới đào tạo Y Khoa Việc đổi mới khung chương trình cũng đã bắt đầu được tiến hành/thử nghiệm tại một số trường Đại học, điển hình như Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh bắt đầu chính thức giảng dạy Y Khoa theo hệ cơ quan với sự hỗ trợ của Đại Học Harvard bắt đầu từ năm học 2016-2017 [3]. Đại Học Y Hà Nội cũng tổ chức rất nhiều đoàn đi nghiên cứu mô hình giáo dục hiện nay của các nước phát triển và bắt đầu lựa chọn 1 khung chương trình đào tạo mới [4]. Khung chương trình 4 năm mới của Bộ Y Tế là một trong những nỗ lực mới nhất nhằm đưa giáo dục Y Khoa của Việt Nam đến gần với chuẩn của khu vực hơn Vậy các nước trên thế giới đang đào tạo y khoa ra sao và kế hoạch mới của Bộ Y Tế sẽ đưa giáo dục y khoa của Việt Nam đi theo hướng nào? Hiện nay, trên thế giới tồn tại ba mô hình đào taọ Y Khoa phổ biến: Hệ thống đào tạo Cử nhân Y khoa 4-5-6 năm - MBBS (Bachelor of Medicine, Bachelor of Surgery) hoặc tương đương. Đây là chương trình mà Anh, Ấn Độ, Úc và rất nhiều nước đang áp dụng. Sau khi hoàn thành bằng MBBS, các cử nhân y khoa sẽ tiếp tục học và thực hành tiếp 2-3 năm để lấy bằng Bác sỹ Y Khoa – MD (Doctor of Medicine) Hệ thống đào tạo Bác sỹ Y Khoa 6 năm – MD (Doctor of Medicine). Đây là chương trình mà Việt Nam và rất nhiều nước như Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan,… đang áp dụng Hệ thống đào tạo Bác sỹ Y Khoa 4 năm – MD (Doctor of Medicine). Đây là hệ thống mà Mỹ, Canada, và gần đây là cả một số trường ở Singapore (Duke-NUS) và Úc (Đại Học Sydney) áp dụng. Hệ thống này yêu cầu sinh viên phải có một bằng cử nhân trước khi theo học chương trình bác sỹ Mô Hình đào tạo Y Khoa của một số nước trên thế giới [5] Tuy nhiên, đặc điểm chung của cả 3 hệ thống đang được áp dụng tại các nước phát triển là để trở thành Bác sỹ chuyên khoa thì tất cả Bác sỹ đều phải trải qua đào tạo Bác sỹ nội trú Hệ thống mà Bộ Y Tế mới giới thiệu theo mình hiểu chính là hệ thống MBBS. Ưu điểm thì rất dễ để nhìn thấy bao gồm thời gian đào tạo ngắn: 4 năm cử nhân và 3 năm đào tạo lâm sàng để thi chứng chỉ hành nghề so với kế hoạch trước đây là đào tạo 6 năm trường Y và thực tập bắt buộc 18 tháng + thi chứng chỉ hành nghề trước đây [5]. Thời gian thực hành lâm sàng trực tiếp cũng có thể tăng lên, hứa hẹn các bác sỹ có nhiều kinh nghiệm lâm sàng hơn, tay nghề tốt hơn Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm còn chưa rõ trong khung chương trình mới Với yêu cầu 20% khung chương trình để đào tạo các môn về triết học và chính trị như hiện nay thì chương trình 4 năm có đủ truyền tải đầy đủ kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, y tế công cộng, tiếng Anh,…? Với chỉ 4 năm đào tạo và 20% khung chương trình không đào tạo các môn chuyên ngành thì thời gian đào tạo thực trở nên thấp hơn nhiều so với các nước khác (Các nước này cũng hầu hết đào tạo MBBS 5-6 năm). Đây là có là điểm đáng lo ngại nhất trong đề án đổi mới này. Ngoài ra, các yêu cầu khác với Bác sỹ như ngoại ngữ thì từ trước cũng chưa được xem xét chú trọng trong khi hầu hết các nước trong khu vực đều có cấu phần tiếng Anh trong kỳ thi chứng chỉ hành nghề của nước mình [4]. Việc bổ sung đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên Y có thể tốn khá nhiều thời gian trong khung chương trình mới nếu Bộ Y Tế muốn thiết kế kỳ thi chứng chỉ hành nghề có phần sử dụng tiếng Anh như các nước trong khu vực. Vì vậy, việc đào tạo 6 năm như hiện nay cũng có ưu điểm, và khi cân đối lại chương trình thì sẽ có nhiều thời gian để bổ sung các kiến thức còn thiếu cho sinh viên Mô hình MBBS có phải là mô hình tốt nhất? Việc áp dụng hệ thống MBBS cũng cần có sự tính toán cẩn trọng vì một số trường như Duke-NUS ở Singapore và Đại Học Sydney ở Úc bắt đầu bỏ hẳn hệ MBBS này và chuyển hẳn sang đào tạo theo mô hình MD của Mỹ. Chúng ta cần xem xét bằng chứng về đào tạo ở các nước áp dụng MBBS và so sánh để tránh áp dụng một mô hình đạo tạo có hiệu suất kém và không phù hợp. Ngoài ra việc thực hành và học 2-3 năm của cả nhân Y Khoa để lấy bằng MD cũng cần được làm rõ: cử nhân Y Khoa sẽ thực hành ở đâu (Tuyến trung ương-tỉnh-huyện-xã?), trong 2-3 năm này nhà nước sẽ chi trả đãi ngộ ra sao (Như khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế thì tất cả bác sỹ thực tập đều cần nhận lương và đãi ngộ của nhà nước [5]), nếu thực hành ở tuyến tỉnh thì sẽ cơ cấu lại các bệnh viện này để đào tạo ra sao,… Hệ thống đào tạo Bác sỹ nội trú có vai trò như thế nào trong mô hình đào tạo mới? Ở hầu hết các nước phát triển, dù áp dụng mô hình nào trong 3 mô hình trên cũng đều yêu cầu sinh viên Y Khoa khi tốt nghiệp phải trải qua Bác sỹ nội trú mới được trở thành Bác sỹ chuyên khoa sâu. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có khá nhiều trường Y như Đại Học Y Hà Nội, Đại Học Y Dược Huế, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh,… là được quyền đào tạo Bác sỹ nội trú và nhưng chỉ có khoảng 15-20% sinh viên tốt nghiệp và có thể vào được chương trình này [6]. Đây có thể nói là nút thắt cổ chai trong đào tạo Y Khoa của Việt Nam và là một việc cần xem xét giải quyết song song với đổi mới đào tạo Đại Học. Nếu hệ thống đào tạo chuyên khoa sâu không đủ tốt thì việc đổi mới giáo dục Đại Học cũng trở nên vô nghĩa. Việc tăng cường đào tạo Bác sỹ nội trú lại là một chủ đề rất rộng mà sẽ phải nói đến ở một bài khác Vì vậy, theo ý kiến cá nhân của tác giả, Bộ Y Tế nên tiếp tục sử dụng chương trình đào tạo 6 năm và phân bố, bổ sung các cấu phần cần thiết để đào tạo các bác sỹ có đầy đủ năng lực. Sau khi tốt nghiệp, các bac sỹ tiếp tục áp dụng chương trình thực tập bắt buộc 18 tháng và thi chứng chỉ hành nghề như khuyến cáo cũ [5] Song song với đổi mới đào tạo đại học thì Bộ Y Tế cần mở rộng chương trình đào tạo Bác sỹ nội trú và xem xét trao quyền tự chủ đào tạo Bác sỹ nội trú cho các bệnh viện đạt đủ tiêu chuẩn Tài liệu tham khảo 1. News V. Các trường ĐH Y sẽ rút thời gian đào tạo xuống 4 năm. VietNamNet, <http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tu...>, accessed: 09/23/2016. 2. Kittrakulrat J., Jongjatuporn W., Jurjai R., et al. (2014). The ASEAN economic community and medical qualification. Global Health Action, 7(0). 3. Đại Học Y Dược TPHCM Lời giới thiệu về chương trình đổi mới. <http://www.yds.edu.vn/yds2/?Content...>, accessed: 09/23/2016. 4. Trường Đại Học Y Hà Nội Hội nghị Đổi mới đào tạo y khoa lần thứ nhất. <http://hmu.edu.vn/news/tID3845_-Hoi...>, accessed: 09/23/2016. 5. HAIVN (2015). 18 month clinical internship final report: situational analysis & recommendations. <http://www.haivn.org/publication-ma...>. 6. Fan A.P., Tran D.T., Kosik R.O., et al. (2012). Medical education in Vietnam. Medical Teacher, 34(2), 103–107. https://www.facebook.com/notes/phạm...gắn-thời-gian-đào-tạo-y-khoa/1454833511199563
chừng nào 2 cái ngành có chữ "thầy" hết bị chửi thì may ra mới khá được mà chuyện đó thì còn khướt mới xảy ra ở cái xứ này
Bác mẹ nó cái đề xuất này đi là đẹp nhất nhé. Thằng nào thi vào chả muốn học ra cầm tấm bằng bs chứ 4 năm cấp cái cử nhân rồi lại học tiếp 2 năm cấp tiếp cái bằng bs làm quái gì thêm rắc rối. Lòi ra thêm bằng cấp giấy tờ. Chưa kể đọc cái bảng đầu tiên thấy rẻ rúng tấm bằng Ths vãi. Học 4 năm ra cử nhân là đc bẻ qua học Ths trong khi hiện giờ muốn có Ths bèo nhất phải 8 năm. Đầy người ra đi làm 2-3 năm ở bv mới quay lại học tiếp Ths......rồi còn có nguy cơ bị đẩy qua hệ đào tạo nữa.