Nhờ vậy mà có mấy cái tên như Mát-xcơ-va, Giơ-ne-vơ... mà nhiều khi chả biết được chữ Mát-xcơ-va viết đúng là như thế nào. Ủng hộ việc hạn chế dùng tiếng bồi nhưng chữ chưa có nghĩa mà ráng chuyển về tiếng việt thì chả ưa. Lằng nhằng rắc rối, lớn còn đỡ chứ trẻ nhỏ chắc khỏi học. Không lẽ lên văn bản sẽ thành Gú-gồ hay Mai-cờ-rô-sóp.
Bạn đã nhầm lẫn giữa từ mượn và phiên âm rồi. 1 từ được gọi là từ mượn chỉ khi nào nó được dùng rất nhiều trong giao tiếp hằng ngày đến nỗi nó hiển nhiên trở thành 1 từ mới. Ví dụ như bi đông, ghi ta... Đấy chắc chắn không phải lai tạp gì cả, giao thoa ngôn ngữ giữa các nền văn hóa là chuyện rất bình thường ở bất kì nước nào. Nên nhớ bảng chữ của chúng ta cũng là bảng chú âm, vấn đề ở đây chỉ là cách chuẩn hóa chú âm. Từ trước giờ đã có rất nhiều rồi, và ta vẫn dùng đến nay. Như các ví dụ ở trên. Bạn lại nhầm lẫn, cách hành xử như trên gọi là máy móc và thái quá. Riêng về phần các dân tộc, bạn nên nhớ rằng nước Việt Nam chỉ có chung 1 dân tộc Việt Nam về nghĩa lớn thôi. Nói thẳng luôn, các dân tộc thiểu số đã bị đồng hóa. Hiển nhiên họ có quyền giữ riêng ngôn ngữ của họ và phát triển nó, nhưng ngôn ngữ thống nhất của 1 quốc gia vẫn phải được tôn trọng nhất. Và các ví dụ trên được áp dụng trong trường hợp này là không đúng. Bạn nhầm giữa việc phát âm khác nhau giữa các vùng miền (nước nào cũng có) với việc chuẩn hóa cách viết. Phát âm địa phương khác với ngôn ngữ tiêu chuẩn. Sao bạn lại nghĩ là đánh đồng gì nhỉ? Bạn lại hiểu nhầm. Dẫn chứng đó để cho biết rằng bất kì ngôn ngữ nào cũng cần có phiên âm cho một từ không có trong ngôn ngữ mình. Tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Lào đều thế. Một từ nếu được dùng trong hằng ngày nghiễm nhiên nó trở thành một phần của văn hóa giao tiếp. tại sao những từ như "Đéll", "Đ*" có trong từ điển được thì Gem mơ lại không được. Thậm chí ngay cả từ game thủ. Cá nhân tôi thấy từ game thủ rất thú vị, nó là sự kết hợp độc đáo giữa từ chuyên môn tiếng nước ngoài (game) và từ Hán-Việt (thủ). Bạn nên chú ý lại mối quan hệ giữa các từ trong việc Việt Hóa. Bao gồm: dịch nghĩa (chat --> "tám"), phiên âm (Ghi ta, rốc, xì lô, mê hi cô...), phiên âm mượn (Pháp, Anh, Nữu ước, Oa sin tơn....). Về bài của Dâu, các bạn nên lưu ý rằng anh ta nói trên quan điểm một người nước ngoài nghiên cứu tiếng Việt. Về vấn đề sử dụng tiếng Việt cùng với từ mượn và ngoại ngữ trong văn nói khác với văn viết. Ví dụ như "Gọi cho data center (đây tơ xen tơ) nhanh hơn nói gọi cho "trung tâm dữ liệu). Nhưng trong các truyền thông và báo chí cùng văn bản quy phạm nên hết sức tôn trọng Tiếng Việt. Và nếu được ở cả văn nói thì tốt. Mạng rớt hoài làm gõ mất bài hoài. &*^*(^*&^*&*( nó.
Ủng hộ tiếng Việt trong sáng, từ nào vay mượn của nước ngoài thì nên dùng phiên âm mà mọi người đều biết và hiểu như xích lô, pê đan v.v...Không thì hãy dùng nghĩa tiếng Việt, như data thì nên viết thành dữ liệu chứ đa ta thì công nhận không phổ biến, không có tính Việt và cũng hơi nghịch mắt thật. Muốn giữ gìn tiếng Việt trong thời buổi hòa nhập và dễ hòa tan này thì không còn cách nào khác là nên hiểu về nguồn gốc của từ ngữ, ngôn ngữ cha sinh mẹ đẻ của mình thôi. :)
Thực ra giới trẻ cũng đang cố gắng từng bước Việt hóa các từ mượn đấy các bác ạ, chỉ là chúng ta chưa để ý thôi, ví dụ như "thủ d*m" <Tiếng Hán Việt> bây giờ người ta dùng "tự sướng" hay "quay tay" nhiều hơn <đều là thuần việt cả> Hoặc là chuẩn hóa cách viết theo cách đọc của người việt: SEX --> Sếch , từ này chúng ta nhìn nhiều thành quen, giờ đây ko thấy khó chịu nữa, vậy thì tại sao các từ khác lại ko đc
Москва [mɐˈskva], như vậy cách phiên âm Mát-xờ-cơ-va của người Việt là khá chuẩn nếu so với Moscow của người Anh và Mạc Tư Khoa của lũ Khựa, các bác đừng chửi tiếng Việt nữa nhé
^ Warszawa [varˈʂava] như vậy Vác-sa-va của Việt Nam cũng khá chuẩn luôn Bác muốn check thêm thì cứ google và Wiki thần chưởng
Ôi thế à Trước giờ cứ tưởng Việt Nam dịch tùm lum tùm la, nên từ Vác-sa-va chuyển sang gọi Warsaw. Giờ phải chuyển lại thôi Mà ghi tập Vác-sa-va có vẻ hơi bị chậm @.@ Có ai biết cái từ nào ko phải tiếng Nga để so sánh k?
Nói chung là nhiều bác hay lấy tiếng Anh làm chuẩn nhưng em thấy chính người Anh mới hay đọc láo các thành phố của nước khác Ngoài các thành phố kể trên thì với các địa danh của Đức München ( đọc là Muyn chèn ) ---> tiếng Anh thành Munich Köln ( Kô-êln ) --> Cologne Nhưng vì tiếng Anh là tiếng quốc tế nên dần dần người bản địa cũng chấp nhận lấy theo tiếng gọi của người anh để giao dịch quốc tế, nhưng trong nước vẫn đọc như vậy
Tiếng Việt hình như k có từ cho mấy địa danh này thì phải Mà 1 phần mình tiếp xúc với tài liệu tiếng anh nhiều hơn, vd như tìm hiểu thông tin về thủ đô Nga đi, mà cứ search Matxcova làm sao ra được