Lời nói đầu: Mấy ngày gần đây mình mới có dịp đọc những topic cũ về Tam Quốc+nhân vật! Mình thấy rất vui khi được mở mang kiến thức vì thực ra nhiều người giỏi và hiểu biết đã đưa ra những quan điểm rất hay mà mình chưa hề nghĩ tới hay những bài dịch mà mình chưa được đọc. Tuy nhiên nhiều bài mình ko được thỏa mãn cho lắm vì chưa giải quyết được cốt lõi của vẫn đề, đa phần thực ra chỉ chú ý đến không gian sau đó suy diễn! Theo mình thì khi tìm hiểu 1 tư tưởng sự kiện nên đánh giá và suy diễn nó trong bối cảnh lịch sử+ không gian + thời gian, cách nhìn như vậy sẽ toàn diện, dễ dàng đánh giá để đi đến 1 kết luận cuối cùng hơn. Thậm chí nhiều sự kiện, nhân vật và tin vịt có thể có được đáp án ngay khi đặt nó trong bối cảnh+ thời gian+tuổi tác của những nhân vật tham dự! Với sự hiểu biết hạn chế của mình(Kiến thức kinh tế, quân sự, tư liệu gồm có Tam Quốc Diễn Nghĩa, Wiki-Việt, Tam quốc ngoại truyện, 1 vài tư liệu liên quan như báo, 1 vài đoạn của Tam Quốc Chí của Trần Thọ,... và Bio các tướng trong RTK11) mình mở topic này với 2 mục tiêu: +Học hỏi và tìm niềm vui trong thế giới Tam Quốc +Xét lại+Tranh luận những sự kiên, nhân vật trong các topic cũ với cách đánh giá mới Rất mong được các bạn tham gia, đặc biệt là những chuyên gia "luận" như haithan, longspear, leland, giacatkhongminh tức vuivui.... để box này thêm sôi nổi! Trước khi đi vào chi tiết mình sẽ nêu ra: 1.Niên biểu của 1 số sự kiện quan trọng kèm với 1 số nhân vật tiêu biểu 2.Hoàn cảnh lịch sử và hệ tư tưởng chủ đạo của các nhốm nhân vật 3.Một vài đánh giá cơ bản về thế và lực. Tất nhiên sẽ có một vài sai sót vì một điếm mình ko nhớ rõ 100% là đã đọc ở đâu. Hy vọng sẽ được những người hiểu biết hơn bổ sung! Vả lại đây cũng là 1 thứ hay để tranh luận! Như một bài toán, những điều này là tiền đề, là điều kiện cơ bản, là cái nền để giải quyết các vấn đề tranh cãi một cách logic hơn, tránh đi vào chửi bới, cãi chày, cãi cố!:P
Niên biểu: a.Giai đoạn 184-208( 24 năm loạn lạc, nhà nhà cát cứ, cá lớn nuốt cá bé): +184: Loạn khăn vàng xảy ra và kết thúc cái chết của anh em Trương Giác Anh hùng xuất hiện khắp nơi! +189: 5 năm sau. Loạn 10 hoạn quan với cái chết cuả Hà Tiến tạo cơ hội cho Đổng Trác khống chế triều đình! +192: 3 năm sau. Đổng Trác bị diệt! Quần hùng phát động chiến tranh tiêu diệt lẫn nhau +192-208: 14 năm cá lớn nuốt cá bé. Tiêu biểu 197: Lý Thôi, Quách Dĩ và tập đoàn Tây Lương diệt vong 198: Lã Bố và Trương Dương diệt vong 199: Viên Thuật diệt vong 200: Công Tôn Toản diệt vong 204: Viên Thiệu diệt vong 208: Lưu Biểu diệt vong 24 năm đánh nhau liên tục: +Lưu Bị bị đuổi đánh chạy dài từ Kế Thành miền Cực Bắc xuống ở nhờ Tân Dã của Lưu Biểu ở miền Nam(ko mảnh đất cắm dùi) +Tôn Quyền, Lưu Biểu, Lưu Chương, Trương Lỗ chia 4 miền Nam +Tào Tháo chiếm 4/5, Mã Đằng chiếm 1/5 miền Bắc b.Giai đoạn 208-214: 6 năm thế tam phân hình thành +cuối 207: Từ Thứ xuất hiện và lụi tàn +cuối 207-208: Gia cát Lượng(181-234) xuất hiện năm 26 tuổi khi Lưu Bị(161-223) 47 tuổi, các tướng cũng đều ngoài 40. +4/208: 2 trận hỏa công diệt 20 vạn quân Tào là bước mở đầu cho sự nghiệp+ uy tín của Gia Cát Lượng khi ông chỉ huy thắng chỉ với 4 tháng tập luyện và số lượng quân ít ỏi +8/208: Trận Đương Dương-Trường Bản với sự kiện 1 ngựa cứu chúa của Triệu Vân(258-229) năm ông 49 tuổi +12/208: Trận Xích Bích, 83 vạn quân Tòa bị diệt bởi liên minh Tôn Lưu +12/208-209: Lưu Bị chiếm dần gần hết Kinh châu cũ:Giang Hạ, Nam quận, Giang Lăng, Tương Dương, Võ lăng, Ling Lăng, Quế dương, Trường Sa. +210-211: Lưu Bị ở Ngô. +212-213: Tào Tháo diệt Mã Đằng-Hàn Toại ở Tây Lương. Thống nhất hoàn toàn miền Bắc! +214: Lưu Bị diệt Lưu Chương, Tây Thục hình thành. 6 năm ngắn ngủi, GCL đã thực sự thể hiện được mình khi chiếm được lãnh thổ gấp 2 lần Đông Ngô điều mà mất 24 năm, họ Tôn mới làm được, khi mà mất 24 năm, Lưu Bị tay trắng vẫn hoàn tay trắng! c.Giai đoạn 214-223: 9 năm củng cố Tam Phân: +217: Trương Lỗ bị diệt. Hán Trung chuyển từ tay Trương Lỗ qua Ngụy rồi qua Thục +219: Quan Vũ chết. Ngô chiếm được Kinh Châu từ tay Thục +220: Thào Tháo chết. +221: Tào Phi và Lưu Bị xưng đế +223: Lưu Bị chết! Tam phân hình thành gần như cố định. Ngụy chiếm hết miền Bắc Ngô và Thục chia đôi miền Nam! Tàn cuộc chơi, các danh tướng gần như chết hết trong 9 năm này: Hạ Hầu Đôn, Uyên, Tào Nhân, Hồng, Lí Điển, Trương Liêu,...Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung, Mã Siêu...Cam Ninh, Hòang Cái, Thái Sử Từ, Hàn Đương, Lã Mông, Lỗ Túc,Trần Võ... Cũng như các văn quan giỏi! Thực sự là bi thảm. d. 223-234: 11 năm cố gắng bất thành của GCL: +225-227: GCL 7 lần đánh Mạnh Hoạch. +227-234: GCL 6 lần ra Kì Sơn đánh Tào. +234: GCL chết Mất đi Lưu Bị, Tào Tháo, Thục và Ngụy mất đi 2 nhà lãnh đạo có sức thu hút lớn, Tôn Quyền già yếu, mất đi sức hoạt động chính trị ko còn thu phục được người tài. Thế hệ danh tướng chính ko còn ai với cái chết của Từ Hoảng, Trương Cáp, Triệu Vân, Ngụy Diên,...:( e.234-280: Mấy chục năm đánh nhau lẻ tẻ, số phận của Tam quốc được quyết định bởi một vài danh tướng đời thứ 2 đếm trên đầu ngón tay như Dỗ Dự, Đặng Ngải, Khương Duy. PS: Như cách nhìn của người đời sau, Trung Quốc được chia đôi bởi 2 miền Bắc Nam sông Trường Giang. Miền Bắc được hiểu là phía Bắc sông Trường Giang+ Tây Lương Miền Nam được hiển là phía Nam sông Trường Giang +Hán Trung
Hoàn cảnh lịch sử và các hệ tư tưởng: a.Hoàn cảnh lịch sử: +Chính quyền trung ương mà ở đây các vị vua cuối của triều Hán mất đi quyền lực cũng như ảnh hưởng đối với các lãnh chúa địa phương. +Các lãnh chúa đia phương cầm đầu tập đoàn phong kiến của mình chiến đấu cho cá nhân và gia đình họ(ko ai chiến đấu cho nhân dân hết) +Bạo lực là công cụ được sử dụng thường xuyên và chủ đạo. Tuy nhiên các giải pháp hòa bình cũng được tận dụng triệt để với sự xuất hiên của 1 số lượng đông đảo lãnh tụ, danh tướng và quan văn giỏi. +Kết quả cuối cùng luôn là bạo lực, cá lớn nuốt cá bé, ai yếu sễ bị tiêu diệt! b. Các hệ tư tưởng: Thành phần chủ đạo của các hệ tư tưởng vẫn là Khổng Giáo. Nghĩa là lấy trung và hiếu làm đầu. Đặc biệt là hiếu, bất trung thì còn có chứ ko ai cấp nhận được bất hiếu, một vài bằng chứng điển hình như Lưu Bị cho Từ Thứ đi, Tôn Quyền vâng lời từ mẫu, ....ko thấy có các trường hợp con cái giêt cha mẹ tiếm quyền như các thế hệ sau này. Chữ trung theo cảm nhận riêng của tôi có như được xã hội, đặc biệt là giới lãnh tụ chia làm 5 loại cho các nhóm người kèm theo các xử sự 1 các qui chuẩn: 1.Đặc biệt trung thành: nghĩa là ko bao giờ phản kể cả khi bộ phận lãnh đạo tập đoàn này bị tiêu diệt hoàn toàn, chống cự đến cùng, theo đến cùng dù hoàn cảnh thế nào. +Người được: cực kì hậu đãi, tin tưởng bao che +Kẻ thù: giết! VD: Hạ Hầu Đôn, Uyên, Quan Vũ, Trương Phi, Chu Du, Trình Phổ, Trần Cung, Điền Phong,... 2. Trung thành: nói chung ko phản trừ phi có lí do gì cực kì đặc biệt như bộ phận lãnh đạo bị tiêu diệt hoàn toàn. +Người được: quí trọng. +Kẻ thù: cũng quí trọng và ko bao giờ giết vì biết kiếm được nhũng người này khó. VD: Trương Liêu, Hoàng Trung, Hòang Quyền, Lưu Ba, Văn Sính..... 3. Bình thường: Ko phản trong những hoàn cảnh bình thường, và khi phản cũng ko bao giờ làm gì hại cho chủ cũ. +Người được cũng như kẻ thù là đối xử tốt và ko bao giờ bị giết. VD: Từ Thứ, .... Nói chung nhũng người chưa có biểu hiện gì rõ rệt luôn được xếp vào loại này. 4. Gió chiều nào nghiêng chiều đó: Thấy bên nào mạnh thì theo, dễ bị xao động nhưng khi phản cũng ko làm hại gì cho chủ cũ +Cả 2 phía đều coi thường nhưng vẫn dùng, ko giết. VD điển hình là các quan văn chuyên làm kinh tế. 5. Bất trung: Là lọai bán đứng và giết chủ cũ để kiếm quyền lợi Loại này cả 2 phía đều cực ghét, giết ngay trừ phi cực kì cần để lợi dụng, song luôn đề phòng và giết ngay khi xong việc. Ai bị phốt này thì muôn đời ko thoát khỏi nghi ngờ: Sái Mạo, Trương Doãn, Củng Chí, Dương tùng, Hoàng Hạo, Ngụy Diên.... Tuy nhiên, nhân, lễ, nghĩa bị coi thường hơn trung và hiếu. Những vụ tàn sát đãm máu, sự coi thường quan hệ vợ chồng thể hiện rõ điều này. Đôi khi ta thấy có sự kêt hipwj với các trường phái khác như thuyết cứng+trắng như Vương Lãng, Đặng Chi... Pháp Gia như Trương Lỗ, Lý Nho..Mặ Gia như Lỗ Túc, Hoắc Tuấn....
Lý thuyết suông hơi nhiều, mình sẽ viết tiếp phần phân tích thế và lực sau. Đi vào tranh luận là hơn! Ai có ý định tranh luận về nhũng phần tôi đã viết xin mời post+lí luận phản bác! Đào lên và xét lại những vấn đề sau của Khổng Minh: +Khổng Minh/ Triệu Vân có phải đàn bà hay ko? +Khổng Minh có giết Quan Vũ hay ko? +Khổng Minh có ý định giết hay tiếm quyền của Lưu Bị hay ko? +Giết Ngụy Diên, đúng hay sai? +Khổng Minh với Triệu Vân, coi trọng hay coi thường? +Khổng Minh có tội gì ko? +Kế hoạch Tam phân thiên hạ có sơ xuất gì ko? +Tại sao Khổng Minh rồi KD phải ra phạt Ngụy liên tục như vậy? +Trong mắt Lưu Bị, KM là gì? +Tại sao HTN giúp Lục Tốn thoát Bát Quái thạch trận? +Bát quái thạch trận là thế nào, huyền thoại hay sự thật? .... Hoặc ai có chủ đề gì hay post lên tranh luận nào!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Bác thanhbi post bài nhiệt tình quá :P. Có vẻ bác chọn chủ đề thảo luận hơi rộng, thành ra khó mà thảo luận đi sâu được. Có nên thu hẹp lại một chút không bác nhỉ, chẳng hạn về Khổng Minh thì rất nhiều vấn đề bàn cãi, bác cứ chọn 1 vấn đề mà theo bác là hấp dẫn nhất, thì bàn luận sẽ tập trung hơn .
Không ai ủng hộ pác này nhỉ, chắc các điều pác đưa ra 1 là rộng quá; 2 là cũ quá, không hấp dẫn nữa; 3 là có thể có thể gây đụng chạm, làm tổn thương một số mem cũ nên họ không muốn vô... Một số vấn đề pác nêu, tôi chỉ có một số ý kiến nhỏ: +Khổng Minh/ Triệu Vân có phải đàn bà hay ko? Cái này nói nhiều rồi nhưng thấy không cần thiết lắm. Ông hay bà thì họ cũng đã chết, nhưng họ đã làm được việc lớn, có ích... +Khổng Minh có giết Quan Vũ hay ko? Vấn đề này thì phải hiểu rõ con người KM trước đã. Nhưng theo tôi là không. +Khổng Minh có ý định giết hay tiếm quyền của Lưu Bị hay ko? Cũng tương tự như câu trên. Theo tôi là không. +Giết Ngụy Diên, đúng hay sai? Ai giết? Nếu ban đầu KM có ý giết thì dĩ nhiên là sai nhưng sau này Ngụy Diên đã phản thì giết đi là hợp lý rồi. +Khổng Minh với Triệu Vân, coi trọng hay coi thường? Hãy hiểu KM cái đã. Quan trọng là Triệu Vân đã làm được những cái gì và như ta thấy: rất nhiều việc có ý nghĩa, có ích, có công lao cho Thục. Vì vậy không thể nói coi thường TV được. +Khổng Minh có tội gì ko? Chưa cứng rắn lắm. Ông ta cũng là con người, là loài hữu tình vậy thôi. Không trách được. +Kế hoạch Tam phân thiên hạ có sơ xuất gì ko? Vấn đề này không rõ ràng. Pác phải nói rõ là của ai chứ? của KM à? Sơ suất về vấn đề gì? Chủ đề rộng quá. Xin lỗi, nếu xét theo lẽ thường thì thời đó chưa chắc là chỉ có mình mỗi KM là có kế sách tam phân thiên hạ thôi đâu. +Tại sao Khổng Minh rồi KD phải ra phạt Ngụy liên tục như vậy? Đó là sai lầm của họ. Từ khi Tào Tháo chết đi thì cứ nghĩ Ngụy hết người tài giỏi vậy. +Trong mắt Lưu Bị, KM là gì? Phải hiểu rõ con người LB trước đã. Nếu không, thì đơn giản là con người, là người thầy(như LB có nói), là quân sư, là người định quyết sách cho Thục... +Tại sao HTN giúp Lục Tốn thoát Bát Quái thạch trận? Đơn giản là đã có lời dặn trước của KM. Quan trọng là cho Lục Tốn nhớ lại là Ngụy đang rình rập sau lưng. Đừng vì chút công nhỏ là đuổi giết đến cùng mà bỏ đi cái công lớn là đã đánh bại được Thục. +Bát quái thạch trận là thế nào, huyền thoại hay sự thật? Cũng chỉ là một trận đồ bằng đá thôi. Chỉ khác là đối với những ai chưa có hiểu biết về nó thì ca ngợi, xầm xì về nó nhưng với ai đã biết rồi thì: thường thôi. Ví dụ nhé: bạn làm công lương 1-2t/tháng thì bạn có thấy khoái, thấy ham khi thấy người ta làm mà lương 10-20t/tháng không? Nhưng những người làm lương cỡ đó thì thấy: thường thôi. Xin lỗi, không có ý spam. Đó là những ý kiến ít hiểu biết của tôi thôi.
Câu 4: Giết Ngụy Diên, đúng hay sai? Để nói đến Ngụy Diên thì nên nói đến 2 người khác: Khương Duy và Tư Mã Ý. Về tài năng chúng ta không xết đến. Chúng ta chỉ xét cách mà họ đi lên trên con đường danh vọng. Tại sao Khổng Minh chọn Khương duy mà không phải Ngụy Diên? Khương Duy là người cần mẫn, liêm chính, khiêm nhường, năng lực và hơn hết đó là lòng trung thành. Nhờ đâu mà Tư Mã Ý lên được đỉnh cao quyền bính nhà Ngụy? Tào Tháo từng giết Dương Tu, Chu Bất Nghi và nói Tào Phi rằng: "Loại người này sau này con không thể cầm cương được!". Tư Mã hiểu rằng, muốn thành công phải biết giấu mình. Sau 2 lần sơ xuất, Tư Mã chỉ chăm lo phận sự, không giao du, ra vẻ ẩn dật. Để rồi Tào Tháo trước khi chết dặn Tào Phi một cách ngờ vực về Tư Mã: "ta không yên tâm". Lúc ấy đã muộn, Tư mã đã kết thân với Tào Phi, là "Thái tử tứ hữu". Tào Tháo gian hùng nhưng có hối không kịp. Từ Khương Duy và Tư Mã Ý ta thấy rằng: khi có kẻ thông minh, mưu lược ở trên mình, nếu có dã tâm muốn thành danh chỉ thì phải biết dấu thân thật kỹ, tránh sự ngờ vực. Ngụy Diên vốn chưa làm tốt điều này. Khi Khổng Minh mất, Ngụy Diên là người nắm quyền bính quân sự cao nhất. Thế nhưng trong lần Bắc Phạt thứ 2, Diên lại ngông nghênh xúi Trần Thức, tỏ vẻ bất mãn trước Đặng Chi. Hơn nữa Khổng Minh đã đề phòng con người này ngay từ ngày Ngụy Diên về hàng. Diên đã có tiền sử giết chủ, nay lại chức to, chí Ngụy Diên xem ra lớn lắm. Khổng Minh mới trừ đi. Quả thật sau khi Khổng Minh mất Dương Nghi trưởng sử mà nắm binh quyền, Ngụy Diên nổi giận mà gây binh đao. Thân làm tướng mà không nghe lệnh trên, điều binh vì thù riêng, xem ra trong tình huống này Ngụy Diên đã tự viết án cho mình rồi.
Ý của mình là chọn 1 chủ đề trong số đó để thảo luận! Thế này nhé: Chủ đề thứ 1: Bạn đánh giá Lưu Bị thế nào? Giỏi kém ra sao? Bởi vì ông là người cầm đầu nc Thục. Mà vị trí càng cao, quyết định càng quan trọng, hậu quả của qd ấy cũng lớn hơn. Thiếu đi sự đánh giá đúng đắn về con ng này khó có thể có kết luận đúng đắn về giai đoạn, sự kiện, hay nhân vật khác! :PPhân tích của mình: Lưu Bị dưới con mắt của mình khác Lưu Bị của RTK một chút! 1. Ông là người có ngoại hình tốt, phương phi tráng kiện to cao, nói chung là người có chiếm được cảm tình của người khác nhờ ngoại hình. Các chi tiết sau thể hiện điều này: +Giới thiệu về Lưu Bị trong hồi 1 TQDN: cáo tám thước, tai lớn như chày, môi dỏ như thoa son! +Cảm tình với Lưu Bị của Lư Thực, Công Tôn Toản, Tào Tháo, Viên Thiệu, Hiến Đế, các quan, cũng như Tôn Quyền và Ngô Quốc Thái sau này ở cái nhìn đầu tiên +Và môt chi tiết khác là hình như trong giai đoạn này người có quí tướng, đẹp đẽ có vẻ dễ được coi trọng hơn. Như khi so sánh KM và BT! Nói chung những bác mặt xấu thì có lên làm lãnh đạo cũng ko có ai theo! Lại có xuất thân quí tộc nhà Hán! Rồi dược thêm tính tình rộng rãi, biết giữ hòa khí, ko thù vặt, tham lam vô độ Char nhiều, lắm anh theo, nhìu người trung thành 1 phần là vì thế! (cái này ai cũng công nhận, mình ko bàn sâu) 2. Ông là người cực kì khỏe mạnh, khỏe tương đương Quan Vũ và Trương Phi, là dũng tướng thực sự chứ ko phải dạng thư sinh trói gà ko chặt như nhiều người tưởng. Chi tiết: +Người to cao 9 thước thường là người khỏe mạnh. +Ông đi bán dép gặp Quan Vũ đi bán đỗ tương vs Trương Phi đi bán thịt vì tranh chấp, nhảy ra can, đè 2 tay của hai em này xuống. Nếu ko khỏe thì hai con trâu này nó cho 1 đấm là tàn đời. Vả lại, chẳng ai kết nghĩa với 1 thằng dưới cơ mình khi mà Lưu Bị nghèo hơn Quan Vũ Trương Phi nhiều. +Có rất nhiều đoạn miêu tả ông xung phong cầm đôi song kiếm: đánh Khăn vàng, Hổ lao quan, gặp mặt Kỷ Linh, múa kiếm vs Tào Nhân làm nghi binh, đánh Đông ngô..... chứ ko như các Tào Táo, Viên Thiệu,Tôn Quyền ..hay một số lãnh chúa khác chỉ ngồi xe, cưỡi ngự sai người đánh. Đánh nhau với mấy thằng cơ bắp giỏi võ như vậy mà yếu thì nó cho 1 nhát là ngã ngựa +Ông cầm kiếm chém vỡ đôi tảng đá lớn. Yếu thì đến tảng đá nhỏ chém còn ko được nữa là tảng đá lớn. (TQ chém sau khi mà tảng đá đã vỡ, độ cứng kém hẳn đi với lại nếu chém trúng chỗ nứt thì ko hẳn đã quá khó) War khá to! 3. Ông là người ít học, nói chung là ko hiểu biết binh pháp và ko có tài cầm quân: +Trong đời của ông, trừ một vài lần có KM hay Từ Thứ đứng bên cạnh chỉ trỏ thì Lưu Bị mà cầm quân đi là chắc chắn thua, bất kể cầm quân nhiều hay ít ( Wi ki) Tất nhiên ko kể mấy trận đầu gặp mấy bố giặc Khăn Vàng vì đấy ko phải là đánh nhau mà là tàn sát. Mấy ngàn quân mũ sắt, giáp sắt, giày đinh, vũ khí trang bị đến tận răng như giáo, kiếm, cung, có kỷ luật đánh nhau với mấy trăm ông mặc áo vải đi chân ko ,cầm cuốc xẻng lại vô kỉ luật, tướng thì vừa yếu vừa ngu lâu. +Tào Nhân bày trận bát môn kim tỏa ông cung ko biêt là trận gì. +Chu Du ra kế mượn đường diệt Qoắc mặt cũng đần thối ra +BT gặp nạn, ko biết phải xử lí sao, nằm như chết rồi ới ngay em KM đến làm giùm +Cầm 70 vạn quân mà ko bầy nổi thế trận trường xà ... Nói chung Int thấp! 4.Khả năng lãnh đạo của ông cũng có thể nói là cực kì tồi! Dễ thấy: +Quân Lưu Bị khi được Lưu Bị huấn luyện sức chiến đấu và kỉ luật rất kém khi đem so sánh với quân được Tào Tháo, Chu Du, Khổng Minh hay một vài tướng khá khác là 1 trời một vực. Cứ nhìn trc khi Từ Thứ, KM đầu quân thì rõ, quân chưa đánh đã bỏ trốn mất quá nửa, đánh đấm gì nữa trong khi người khác đánh trống thì tiến, khua chiêng là lui, vạn người như một, có thua trận mà vẫn còn chủ tướng thì vẫn giữ được hàng ngũ, gặp phục binh hay hỏa công cũng ít bị loạn! Thua tan tác ở Xích bích chẳng hạn, quân lính, tướng lĩnh đói mệt như thế, chân ko giầy, đầu ko mũ như vậy. Mà Tào Tháo nói cấm khóc làm hết khóc, vác đá mở đường là vác, đánh là đánh, lui là lui, cho ngừng mới được ngừng!:) +Tướng lĩnh cũng thế, nói chuyện thì lúc nào cũng tình nghĩa. Quân lệnh hay quân trạng cũng bỏ qua hết, ko nghiêm gì hết! Lại còn hay cãi vã, ko nghe lời. Làm gì có chuyện ở một quân đội mạnh mà một tướng lĩnh như Quan Vũ hay Trương Phi, Trần Thức, Ngụy Diên... khi nhận kế hoạch tác chiến từ tổng tham mưu trưởng như Khổng Minh mà lại dám cãi vã tay đôi, bắt KM kí quân trạng! làm ko được việc thì đem tình cảm ra xin! dám chửi bới ra mặt kế hoạch của nhà nước! Trong khi chính Khổng Minh biết TQ-Chu Du mưu tính dùng bài bắt con tin, đòi tiền chuộc mà vẫn ép Lưu Bị sang Ngô để tạo thêm 1 bước tiến trong chiến lược Hòa Ngô Diệt Ngụy của nhà nước mà Quan Vũ dám chửi ng ta là chó để phá chiến lược ấy. Tôi vẫn nhớ lúc đọc về ông Võ Nguyên Giáp trong năm 1975, khi ông Nguyễn Chí Thanh là chỉ huy mặt trận miền Nam bảo là muốn đánh Đà Nẵng sau 5 ngày, ông chửi ngay " Anh tổng tham mưu mặt trận miền Nam nên tôi còn để anh chỉ huy. Nếu là người khác tôi tự chỉ huy! 3 ngày là 3 ngày, đây là chiến lược chiến lược của nhà nước! 5 ngày quân địch rút mất thì sao? Các đơn vị các ko hoàn thành nổi nhiệm vụ vì dịch được tăng viện thì sao". Hoặc nói với 1 số tướng lĩnh khác thời điểm khác: "Nếu ko có chỉ thị cụ thể, các đồng chí được làm theo ý của mình, còn khi đã có chỉ thị cụ thể thì các đồng chí phải làm, đúng sai tính sau vì nó nó nằm trong chiến lược của nhà nước, dù sai chút cũng sẽ ảnh hưởng cực kì lớn" +Rồi trong chuyện nắm bắt thời cơ. Người có tài lãnh đạo thì chưa có thời cơ cũng chuẩn bị cho thời cơ ,có thời cơ là phải tận dụng và phát huy ngay, biết dùng thời cơ để tạo thời cơ. 1 ví dụ điển hình là khoảng thời gian Tào Tháo đánh Viên Thiệu. Ko như bố tai to trong 24 năm sau khi đánh Khăn vàng, và trừ khi bị các thằng khác đánh, là ăn chơi nhảy múa, quân đội có thế nào thì y như thế, thiếu ta đi mượn, bị đánh thì kêu là thiếu quân, thiếu lương, thành quách ko bền và chạy! Tướng lĩnh thì cho tha hồ rượu chè như Trương Phi, nói lấy lệ thì ai mà nghe, để đến nỗi vận lương thì mất lương, giữ thành thì mất thành rất dễ dàng Rồi sau này cũng thế! Thời cơ ở Tiểu Bái, Từ Châu như vậy, lúc ở Hứa Đô ra sao, hay lúc Lưu Biểu gần chết thế nào...Lưu Bị có dùng nổi đâu! Lãnh đạo thế nào thì tướng lĩnh quân lính học theo y như vậy, hậu quả của chuyện này theo tôi đánh giá là cực kì nghiêm trọng! 1 trong những nguyên nhân chủ yếu của thất bại nước Thục sau này. Nếu quân được huấn luyện tinh nhuệ, đông đảo, chuẩn bị đầy đủ thì sẽ ko bao giờ có những chuyện như: +Quân Ngô vừa ới 1 cái, quân Kinh châu hàng sạch. +Lúc cần Trương Phi mới ép lính đi mua vải để làm cờ, để đến nỗi bị giết Rất nhiều sự kiện tương tự đến giai đoạn cuối để Mã Mặc vừa thấy Đặng Ngải cầm mấy trăm quân đến là hàng luôn. Thực ra chỉ có quân của Khổng Minh và Triệu Vân và sau này Khương Duy tự huấn luyện lấy mới dùng được. +Đến nỗi , KM phải lừa cho anh Lưu sang Ngô vừa có tác dụng chính trị vừa bớt đi thằng cha suốt ngày nói lảm nhảm để luyện quân cho tinh nhuệ (Nên nhớ năm 208 ở Giang Hạ chỉ có hơn 1 vạn quân để đến năm 209, đi đánh Quế Lăng, Võ Lăng, .. Trương Triệu chỉ có 3 ngàn quân để dùng; Lưu ở Ngô năm 210 đến 211; về đến nơi sang năm 212 đã có mười mấy vạn quân tinh nhuệ với khá đủ lương thảo quân cụ để kéo vào Thục). Rồi sau này Đông chinh Bắc phạt cũng thế, các bố nhà ta cầm đầu là ông tai to toàn ăn no ngủ kĩ, khi nào cần quân thì đã có quân của anh Lượng luyện sẵn, lương thảo chiến cụ anh Lượng chuẩn bị sẵn, cứ vét sạch mang đi. Theo cách giải thích này, tất nhiên có phần chủ quan có thể giải thích được 2 điểm: +Tại sao KM ko đi theo LB đánh Ngô và Lưu Bị dễ dàng thua đau đến thế? 1 là ngoài GCL ra có còn ai thực sự giỏi mưu lược đâu. Nhưng 2 là ngoài GCL ra có ai giỏi luyện quân+tích lương đâu, ông tai to vét sạch mang đi, GCL ko ở nhà khôi phục thì quân Ngụy đến, lấy gì dùng? +Tại sao Triệu Vân hay đi cùng với Khổng Minh như thế? KM cần người vừa có kỉ luật vừa giỏi võ lại cẩn thuận để làm tổn gáo đầu luyện quân hay làm những chuyện tế nhị cần sự dũng cảm, trung thành, cẩn thận và biết gạt tình cảm ra 1 bên. Triệu Vân thì ngay từ đầu đã ko bao giờ đôi co, rượu chè, hay dùng tình cảm để xin xỏ, suy nghĩ lại cẩn thận, ko cậy công, cậy thân, kiêu ngạo! ( có những dẫn chứng hết sức cụ thể khi nào có dịp mình sẽ viết bài phân tích) Thêm nữa, nó cũng giải thích tại sao KM rồi KD cứ phải ra Đạp Trung mở đồn điền tích lương luyện quân! Đánh nhau thì cần quân+lương tiếp viện liên tục, trong khi đây Bắc phạt cóc gì mà cứ đánh lẻ tẻ, đem bao nhiêu quân+lương thì có bao nhiêu quân+lương là có bấy nhiêu để dùng, chấm hết! Đánh ko được thì lại về lóc cóc luyện lại, vừa tốn , ko hiêu quả mà lại để cho quân Ngụy có thêm tg tiếp sinh lực Các bố khác cứ ngồi ở nhà cứ việc ăn chơi nhảy múa, ko phải việc của tau! Thế mới thấy thương KM, KD biết bao! Phải nói là lead của Lưu Bị dưới mức trung bình 5.Nhưng bù lại khả năng làm Chính trị+Kinh tế của Lưu Bị cực mạnh! Thể hiện ở mấy điểm sau: +Ông đối xử với nhân dân tốt, ko vơ vét bóc lột như Đổng Trác. Giả quyết xung đột nội bộ, xung đổ giữa các giai cấp, đặc biệt là kẻ sĩ và nông dân tốt. Bài thơ: Tân Dã mục Lưu Hoàng Thúc Từ khi đến đây dân được sung túc! nói lên điều này!!!!:-* +Ông đối xử với ngoại nhân tốt. VD như việc đón Trương Tùng Lại biết làm công tác tuyên truyền(propaganda) nên ông được nhiều người biết đến. Điển hình là việc ông chạy nạn từ miền Bắc nhưng miền Nam mội người đều biết ông hiền! +Quan trọng hơn, ông biết mình ,tương đối biết người và biết lắng nghe. Cái này là cực kì quan trọng, là điều phải có ở 1 lãnh tụ lớn. Cái kiểu như Viên Thiệu chẳng hạn, "ta là nhất, ta là luôn đúng" là ko biết mình =dĩ nhiên là toi! ÔNg biết tài của mình đến đâu, nên ko tự kiêu! Biết người, biết nghe là thế nào: Đây nhé, lúc Từ thứ mới đến, ông là ai? Một thằng cuồng sĩ trẻ măng đi hát lảm nhảm ngoài đường, vậy mà ông nghe lời dc lời hay để phá 10 vạn quân Tào! Đây nhé, mình có đọc ở đâu đó ko nhớ rõ, sau khi ông nghe Tư Mã Huy phân tích, ông biết mình thiếu kẻ sĩ hỗ trợ nên ko làm nổi việc gì, lúc đi mời KM, thì QV và TP gàn, ông có nói câu này thuyết phục( tôi nhớ mang máng thôi): " Hai mươi mấy năm nay, anh em ta làm được gì nào hay toàn phải đi chạy nạn, trong khi Tào Tháo đánh được Viên Thiệu làm chủ miền Bắc vì bên cạnh có nhiều mưu sĩ, Tôn Gia xưng bá Giang Nam vì biết quí người hiền. 3 anh em ta sức khỏe vạn nhân địch nhưng dùng ko đúng nên thất bại hoài. Nguyên Trực mới tới có vài tháng, chỉ với vài mẹo nhỏ đã làm cho 10 vạn quân tào tan nát. Ko có người tài thì lời thề năm xưa của anh em ta làm sao thực hiện được!?" Có thể câu này là ai đó bịa ra cũng nên, nhưng nếu ko có tư tưởng tương tự thì ko bao giờ ông lai chịu hạ mình 3 lần cầu KM! Đây nhé, lúc KM mới tới là lúc KM mới 26 tuổi, chưa đánh trận nào, trong khi người của Lưu Bị ai cũng nam chinh bắc chiến mấy chục năm, nhưng ông vẫn dám đưa cho KM quyền chỉ huy trong khi QV-TP khinh KM ra mặt, chính ông cũng chịu nhận lệnh đi nghi binh. Nói thẳng ra, nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh của Lưu Bị, tôi ko tin là mấy ai làm được chuyện ấy! Lưu Bị dám và ông đã thắng!:P (Tương tự như Lưu Bang dùng kẻ chui háng Hàn Tín hay Bác Hồ dùng anh giáo dạy lịch sử Võ Nguyên Giáp. Hơn người là ở chỗ ấy!) Đây nhé, Đông Ngô dùng quỉ kế kết thân, Lưu Bị biết, rất sợ nhưng nghe lời KM vẫn dũng cảm đi! Ko biết các bạn thế nào chứ như tôi là tôi ko dám! .... (Vô vàn thí dụ khác nữa!) Tóm lại tôi đánh giá POL của Lưu Bị khá cao!:) TỔNG KẾT: Theo đánh giá của riêng tôi, khả năng của Lưu Bị thế này: 1. Sức thu hút( Charisma): cao 2. Võ công( War):cao 3. Hiểu biểt kém (ít học), nhưng khả năng xét đoán được(Int): trung bình khá 4. Khả năng lãnh đạo(Lead): kém(dưới trung bình) 5. Khả năng làm Chính trị-Kinh tế(POL): đặc biệt cao. Xét: Với 1 lãnh tụ thì võ công ko quan trọng lắm, chỉ có 4 thứ kia là quan trọng! Một nhà lãnh tụ vĩ địa cần có hội đủ 4 điều kiện(Char+Int+Lead+POL) cao hoặc đặc biệt cao, nói chung là hiếm vô cùng, điểm mặt trong lịch sử chỉ có vài người như cổ đại có Thành Cát Tư Hãn, Cezar.. gần thì có Washington, Ghandi, Bác Hồ... Một nhà lãnh tụ lớn thì thường có Lead bắt buộc phải mạnh, còn 1 trong 3 thứ còn lại có thể trung bình, loại này nhiều hơn nhưng vẫn là hàng hiếm như Napoleon, Bismax... Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang.. hay gần hơn có Mao Trạch Đông, Hittler... Nếu có lead cao+ 1 trong 3 cái còn lại cao thì có thể làm nên vua một thời, chủ một nước nêu có thời cơ. Lưu Bị ko có khả năng lead, cho nên vị trí trong lịch sử chỉ là 1 lãnh chúa lớn mà thôi, âu cũng là công bằng Xét thêm, chuyện ném con mua lòng tướng , bỏ vợ lấy lòng quân đều đã có tiền lệ, Lưu Bị làm chuyện ấy cũng chả có gì là lạ mà cho rằng Bị là gian hùng. Trong bao nhiêu năm, Lưu Bị có bao nhiêu thê thiếp, bao nhiêu con. Chạy loạn hai mươi mấy năm, lạc mất vợ con, thê thiếp đâu chỉ có 1 lần! So sánh thiệt hơn, mất 1 đứa con mới đẻ làm sao nguy bằng mất 1 tướng tài như Triệu Vân; mất đứa con thì ko sao, chứ mất tướng giỏi là tự đào huyệt chôn mình! Nếu là bạn bạn cũng làm như vậy thôi!
Ngụy diên có thật sự là kẻ phản chủ. hình như mấy cái này bên viettimes phân tích cả rồi mà pác chơi đào đồ cổ sao
Mình nên đánh giá 1 quan điểm, 1 sự việc, 1 con người bằng dẫn chứng cụ thể, bằng lập luận logic Viettime đăng ra sao mình đâu có biết, mà chắc gì người viết đã thông minh và hiểu biết hơn nhìu anh tài ở đây! Nếu bác cho lập luận ở đó là đúng thì dấn chứng mà post lên để có cái mà tranh luận. Giả sử cái post đó đọ vài năm rồi thì ai biết đâu mà lần. Cách đây mấy năm quan điểm khác, mấy chục năm quan điểm khác, mấy trăm năm lập luận về cùng 1 vấn đề cũng khác nhau. Thế thì uh, đúng rồi, cái gì của tam quốc mọi người cũng bàn cả rồi, thấy lad đúng hết rồi à? Vậy tức là tam quốc chẳng còn gì đáng say mê, tìm hiểu nữa sao? PS: Xin nói thêm là nếu xét 1 con người bằng các giá trị war, int, lead, pol, char thì chỉ là giá trị trung bình kết luận sau nhiều biểu hiện khác nhau của từng thời điểm và kêt quả của nó. Chứ bao giờ cũng tồn tại 1 giá trị mình tạm gọi là luck( may mắn). Một cách ví dụ tượng hình là nếu chơi RTK bạn sẽ thấy thỉnh thoảng xúi nhân vật bị giảm chỉ số do ốm, bị thương,... hoặc cơ hội tốt hơn nếu đối thủ bất hạnh bị như thương. Nếu bàn Tam quốc chẳng hạn, bình thường Lưu Bị rất nghe lời KM, nhưng khi QV+TP chết , ông ko nghe nữa; đáy là giảm chỉ số chứ sao Hay Triệu Vân chẳng hạn, ai đảm bảo là những năm quá 70 tuổi sau khi bị một số cơn đau lưng đau dầu, đầu óc còn minh mẫn như năm ông 40-50, nên ông bị trúng mẹo vặt của Trình Võ cũng chẳng lấy gì làm lạ Cuối cùng là khả năng lãnh đạo(lead), làm kinh tế+chính trị(pol).... của lãnh tụ(leader) hay tổng tham mưu trưởng, thủ tướng khác hẳn tướng(general)... Lớp nhân vật khác nhau, nhiệm vụ khác nhau và yêu cầu cũng khác nhau:P Cũng như ko thể so sánh khả năng của 1 người quản kí phân xưởng, 1 giám đốc công ty và 1 bộ trưởng bộ kinh tế 1 cách đơn thuần. Nêu muốn phải phân tích cực kì chặt chẽ nếu so sánh 2 người khác lớp nhân vật( class). Ví dụ khi so sánh Triệu Vân và Lưu Bị hay GCL
Lật đi lật lại vấn đề chút nhé . LƯU BỊ 1. Về ngoại hình của Lưu Bị, trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ miêu tả như sau: Tiên Chủ người cao bảy thước năm tấc, tay dài quá gối, mắt nhìn được thấy tai. Lại ít nói, mừng giận không lộ ra mặt.. Bảy thước năm tấc là chiều cao trung bình khá, theo tớ tìm hiểu thì khoảng hơn 1m70 ngày nay. Nhưng cũng khó mà nói là cao to hùng tráng được. Cái đặc biệt trong tướng Lưu Bị là tay dài quá gối, mắt thấy được tai (nghĩa là tai to, khoái lạc song châu tai chảy dài xuống nên mắt mới thấy được). Tai to vốn là quý tướng, tay dài quá gối là dị tướng, bởi thế cứ theo thuật xem tướng thì con người này có thể làm được việc phi thường. 2. Về sức khỏe : Lưu Bị về bản chất là võ tướng. Ông khỏe mạnh, tinh thông nghề cung kiếm, cái này cũng ko có gì đáng bàn. Tuy nhiên để so sánh Bị với Vũ, Phi là những kẻ "vạn người khó địch, nhất thế hổ thần" thì có khập khiễng. Việc chém đôi hòn đá có lẽ chỉ là cách dẫn truyện khéo léo của La Quán Trung để nói lên tham vọng của Bị và Quyền thôi. Còn việc dẫn binh xung trận thì ở thời kỳ đánh giặc Khăn Vàng ai chả thế: Tháo cũng cưỡi ngựa xông pha bỏ mẹ ra ấy chứ . 3. Sức thu hút: Không phải bàn cãi, Bị hiển nhiên có sức thu hút rất lớn. Có được điều này ko chỉ do tướng mạo, mà còn do cách đối nhân xử thế nữa. Nói chung, Bị rất giỏi về hiểu người, biết người. Cuộc đời Bị chưa thấy dùng lầm người lần nào. Bị nhìn được Từ Thứ, biết cầu Gia Cát Lượng, là những ví dụ điển hình. Bị còn bình luận về cách dùng người của Tháo như sau (trích TQC của Trần Thọ): Dùng Lý Phục mà Lý Phục nên công, tin Hạ Hầu (Uyên) mà Hạ Hầu bại trận. Tháo là người giỏi vẫn có chỗ kém ấy. . Riêng về điểm này, tớ đánh giá Bị còn giỏi hơn Tào Tháo. 4. Khả năng quân sự: Về điểm này tớ khác ý kiến với bác thanhbi. Tào Tháo vốn là thiên tài quân sự, trong cả lịch sử Trung Hoa ít có người đạt tới đẳng cấp ấy. Bác so Bị với Tào Tháo thì quả thực Bị chưa bằng được, nhưng khả năng quân sự của Bị ko hề kém chút nào. Một dẫn chứng điển hình: quân Tào tấn công Tân Dã. Lúc này Bị vừa có được Khổng Minh. Các bác căn cứ theo tiểu thuyết,thấy Khổng Minh mưu kế phi phàm, vừa rời khỏi lều tranh đã bày kế hỏa công Bác Vọng, đốt cháy Tân Dã. Nhưng điều này không thể có thật được. Một người vừa gia nhập quân đội, làm sao đủ kinh nghiệm để chiến đấu trên chiến trường? Lý thuyết có hay đến mấy cũng cần có thực tế trui rèn. Dụ địch vào Bác Vọng rồi đốt, nghe thì dễ, nhưng dụ địch thế nào cho nó tin mà đuổi theo, bày bố trong rừng ra sao, tính toán thời gian thế nào, thu thập tàn cuộc kiểu gì ... những việc ấy phải cần kinh nghiệm quân sự. Cứ xét theo logic thì trận chiến Tân Dã, Bị mới là nhân vật chính, Khổng Minh lúc đó chỉ học hỏi kinh nghiệm mà thôi. Tân Dã là một tiểu thành nhỏ bé, Bị ít quân mà đánh được như thế, chẳng thế nói là tướng hèn vậy. Một ví dụ thứ hai, Bị và Tháo đối kháng ở Hán Trung. Kết quả các bác đều đã biết, Hạ Hầu Uyên rơi đầu, Tháo tới cứu viện cũng ko làm được gì, buộc phải rút quân. Người kém về quân sự, có làm được như thế hay ko? Lúc này Khổng Minh ở Thành Đô, tin rằng về kế hoạch quân sự tại Hán Trung chẳng thể đóng góp chi tiết được. Vậy khả năng quân sự của Bị ko hề tồi tí nào. 5. Tổng thể: Bị là một anh hùng thực sự thời Tam Quốc. Sáng nghiệp gian nan, Bị thua trận ko sờn lòng, ý chí sắt đá, ko chịu dưới người, cuối cùng làm nên nghiệp lớn, sao có thể là người tầm thường? Xuyên suốt cả thời Tam Quốc, chưa có ai đánh giá Bị hèn kém cả. Những nhân vật tuyệt đỉnh thời bấy giờ như Tháo, Quyền, Chu Du, đều xem Bị là đối thủ nguy hiểm. Vũ, Phi, Vân là hổ tướng vạn người không có một, mà đều theo Bị lòng trung như sắt đá, người tầm thường sao được như vậy? Cuộc đời Lưu Bị vốn nhiều gian truân, phía Bắc gặp Tào Tháo vốn là thiên tài quân sự nghìn năm có một, phía Nam lại là Tôn Quyền chiếm được cái địa lợi của đất đai, vậy mà với hoàn cảnh ấy, đối thủ ấy, Bị vẫn làm nên nghiệp lớn, người hèn kém sao được như vậy? Bùi Tùng Chi chú giải Tam Quốc Chí có chép một đoạn trong Ngụy lược như sau: Nguỵ lược chép: Trước, quốc gia cho là Thục trung chỉ có mình Lưu Bị. Bị chết đi, mấy năm không nghe động tĩnh, bởi thế cũng không phòng bị. (trích Gia Cát Lượng truyện, TQC). Ngụy lược là sách của Ngụy mà còn đánh giá như thế, tin rằng Bị ko hổ cái danh anh hùng hào kiệt vậy. Lại xin trích thêm lời bình của chính Trần Thọ về Lưu Bị trong TQC, Tiên chủ truyện nhé: Bình rằng: Tiên Chủ là người cương nghị khoan hoà nhân hậu, hiểu lòng người kính kẻ sĩ, có phong độ của Hán Cao Tổ, có khí chất của bậc anh hùng. Đến lúc trao việc nước thác con côi cho Gia Cát Lượng, mà lòng không ngờ vực, tin rằng vua tôi đều chí công, là điều chưa từng thấy xưa nay vậy. Cơ mưu quyền biến tài cán thao lược, chẳng theo kịp Nguỵ Vũ(tức Tào Tháo), bởi thế cơ nghiệp gây dựng được cũng hạn hẹp.
1. Cách hiểu và phân tích của mình luôn là Nêu ra 1 nhận xét ---->Cố gắng chứng minh nhận xét ấy qua những ví dụ hay luận cứ cụ thể ---->Liên tưởng ---->Kết luận ---->Lấy kết luận ấy làm tiền đề cho những nhận xét khác. Nó tương tự phương pháp giải toán gần đúng! Nghĩa là trong các điều kiện có thể có thì chọn lấy điều kiện mạnh nhất. VD: x>1, x>2-->x>2 Nếu ko có đủ điều kiện để giải thì phải tự đặt ra 1 điều kiện đáng được chấp nhận nhất! VD: giả thiết x>0 Và sau khi giải xong, ta đã có 1 phép giải gần đúng! Thì cho dù kết quả có sai và phát hiện ra 1 điều kiện mạnh hơn các điều kiện đã có VD>3 thì cũng dễ dàng đưa các điều kiện mới ngược lên và có 1 kết quả! Cách suy luận này của mình có 2 đặc điểm: 1 là kết luận của mình luôn có 1 thứ tạm gọi"là để làm gì" 2 trong trường hợp có 1 điều kiện mới xuất hiện thì mình sẽ xét xem cái điều kiện ấy có đủ mạnh hơn điều kiện cũ để thay thế và có kết luận mới hay ko. Vd: xuất hiện x>3/2 và x>4 Nên bạn đừng giận nếu có gì hơi chọc ngoáy!:P 2.Biện giải: +Dĩ nhiên TQC của TT sát với sự thật hơn TQDN: Lưu Bị cao hơn 1,7m chứ ko phải độ 1m8 như mình tưởng! Tuy nhiên, theo mình được biết cả phương Đông và phương Tây ngày xưa người bt thường có chiều cao nhỏ hơn 1m6, vì điều kiện sống thời xưa rất kém. Các kị sĩ trong cuộc chiến Thập tự chinh trong các tác phẩm lịch sử chẳng hạn chỉ cao độ 1m8 đã được coi là khổng lồ. Mình ko bàn luận thêm về vấn đề này vì đã được quốc tế cũng như những khai quật coi là hiển nhiên ! ---> Lưu Bị so với ng bt vẫn thuộc dạng to cao cơ bắp:) ---> Những người ko tập võ thì làm sao to cao cơ bắp được trong điều kiện xưa Thứ 2, đây là điều kiện yếu của mình(trong phim tam quốc cũ và trong TQNT):Quan Vũ VS Trương Phi , Lưu bị ra cản= 3 ng này khỏe tương đương nhưng bạn ko bác bỏ được nghĩa là ĐK này vẫn được coi là khả dĩ chấp nhận được!(VD: 1>0) Người ta đến chọn bạn mà chơi còn lựa người đồng hạng nữa là anh em kết nghĩa. Lưu Bị nghèo phải đi bán dép, ai cũng biết, nói là có chí lớn hay ko thời điểm đó cũng bị coi là nói suông, vì ko có gì làm bằng. Ko có lí do gì 1 kẻ đi buôn lương như Quan Vũ và 1 người bán thịt như TPhi có gia trang, có vườn đào lại kết thân vì vấn đề kinh tế hay tư tưởng. Để tôn 1 người lên làm đại ca khi hai người kia là to khỏe như vậy dĩ nhiên cũng phải khỏe tương đương Mặt khác trong cả những năm chinh chiến, Lưu luôn cầm trung quân, Quan Trương tả hữu, cũng xông pha như ai, ko thấy biểu hiện gì là yếu hơn cả! ---> Tạm kết luận là Lưu Bị ko yếu hơn QV , TP là bao.(War to) +Bạn hoàn toàn đúng trong việc đánh giá thuật dùng người của họ Lưu. Tuy nhiên như mình đã phân tích ở trên, POL của Lưu Bị đặc biệt cao(extrem) vì khả năng biết mình, biết người, dùng người của ông ta. Nói rõ ra mình đánh giá theo các cấp như sau: Đặc biệt cao/mạnh(extrem)>cao/mạnh(strong)>trung bình(normal)>yếu(weak)>Đặc biệt yếu(extrem weak) Khả năng dùng người của ông ta đã được công nhân là cực mạnh, thuộc hàng siêu tương đương cói các lãnh tụ vĩ đại ! Thế nào là các cấp độ trong năng lực dùng người: +Đặc biệt yếu: ko biết người tài hay hèn để dùng. VD: Lã bố, Trương Dương +Yếu: biết tài ko nâng đỡ, biết hèn ko bỏ. VD: Lưu Biểu, Trương Lỗ. +TB: biết tài thì nâng đỡ, nhưng ko bỏ người hèn. VD: Viên Thiệu. +Mạnh: biết dùng người tài, dám bỏ kẻ hèn. VD: Tào Tháo, Tôn Quyền +Đặc biệt mạnh: ko những biết dùng người tài, bỏ kẻ hèn. Mà còn gạt bỏ đi cái tôi, thực sự đi cầu người có tài, thực sự dám dùng, dám chơi sát ván, cho dù người đó chưa có thành tích gì đáng gọi là tài. Đây là cách duy nhất để sử dụng được các thiên tài, bởi vì thiên tài ko bao giờ trở thành thiên tài nếu ko có người dám trao trọng nhiệm trong những hoàn cảnh nhất định. Ở đây là Lưu Bị! Ví dụ gần hơn như Ghandi dám làm Cách Mạng Xanh, Thành Cát Tư Hãn dám dùng những tù binh hạ cấp, những nô lệ tạp nham mà nên công, Lưu Bang dám dùng Hàn Tín để thành nghiệp hay gần hơn nữa là Bác Hồ dám dùng ông giáo Võ Nguyên Giáp thay vì dùng những người đã được học tại trường quân sự Hoàng Phố. Cái hay cái giỏi là ở chỗ đó, vì trong hoàn cảnh tương tự, những người khác vì lí do này hay lí do khác ko bao giờ dám làm và làm được.:) Tuy nhiên, nên tách bạch rõ biết dùng người là thuộc vào khả năng nội trị(Pol) chứ ko phải là khả năng thu hút( Char) vì người biết dùng người chưa chắc đã có khả năng thu hút như Đổng Trác và người có sức thu hút chưa chắc đã biết dung người tốt như Viên Thiệu Mình có được đọc cách so sánh sau: +Nếu LB cứ tự mãn với kinh nghiệm chiến đấu mình thì LS sẽ ra sao? (ko biết mình) +Nếu LB ko tự mãn nhưng ko dùng kẻ sĩ thì LS srs? (biết mình, ko biêt người) +Nếu LB ko tự mãn nhưng chỉ biết há miệng chờ sung chờ những kẻ sĩ như Từ Thứ tự đến hiến kế nhưng ko dám dùng kế thì sao? (biết mình biết người nhưng ko dám chơi) +Nếu LB dám dùng Từ Thứ nhưng ko đi cầu GCL thì sao? (biết mình, biết người, dám chơi nhưng ko dám cầu) +Hay LB dám cầu GCL nhưng ko dám dùng khi QV+TP phản đối thì sao? (biết mình biết người dám cầu nhưng ko dám chơi) với như ta đã biết thì sẽ thấy cái hơn người của Lưu Bị rất rõ, cái mà Tào Tháo và Tôn Quyền ko sánh được! Kakakakakakk, bố tai to ko những được Char trâu mà còn được Pol kinh hoàng lém! +Cuối cùng, phần phản biện: 1. Mình thấy nếu đó là kế của Lưu Bị thì với trình độ quân sự như vậy ông đã ko phải thua chạy liên tục ko mảnh đất cắm dùi trong 24 năm(184-208) Và GCL nếu ko tài+ ko được LB tin tưởng như vậy thì LB cũng ko thể nào có được cả Kinh Châu lẫn Tây Xuyên trong có 6 năm ngẳn ngủi!(209-214) Khả năng quân sự ko phải tự nhiên xuất hiện, 24 năm nằm im đến khi tai to nhà ta gần 50 mới lòi ra bạn ơi! 2. Tất nhiên thiếu kinh nghiệm thực tiễn là khó, song ko phải là ko thể làm được những chuyện bạn nói: + Thiên tài ko phải là chúng ta! Chữ thiên tài nói lên tất cả. Tất nhiên là trừ phi mình giỏi như bạn vuivui. + Mấy cái đó đều có những tiên lệ(alternative) ghi trong các sách quân sự. Nếu có hiêu biết nhất đinh thì biến nó thành thực tiễn ko khó như ko biết gì. Chả lẽ hiểu biết như KM lại chưa từng được đọc? Ví dụ rõ hơn: Hoắc Khứ Bệnh đại thắng năm 18 tuổi, Napoleon phá quân Anh năm 20, đánh tan liên minh Ai cập năm 29, Ceasar dẹp loạn năm 18 tuổi.( các trận này qui mô cực lớn chứ ko phải là loại tôm tép đâu nhé) Chà chà Còn về chiến dich Hán trung, hinh như sách nào cũng có ghi là KM nói khích Hoàng Trung +NN, hay mình nhớ nhầm nhỉ? Kết: Wiki theo mình là đánh giá Khách quan và tin cậy vì người viết là hiểu biết, khi họ đã viết là kém, đánh toàn thua , nghĩa là nếu ko kém thì cũng dưới trung bình!:) --> Int+Lead có thể ko quá tồi như mình đánh giá nhưng chắc chắn ko cao! + Chuyện sợ là dĩ nhiên! Các bạn đang làm công ty chẳng hạn, tự nhiên công ty cạnh tranh cùng mặt hàng có cả đống thằng super manager, pro asisstant, master siêu giỏi ùn ùn đến giúp để cạnh tranh với bạn, có sợ ko?
má ơi. ghê quá. trình bày theo logic toán học, dẫn chứng lý lẽ phản biện có đủ. tui định bắt chước GCL vào đây múa lưỡi , ai dè gặp super master, chơi logic toán học thì tui cứng họng luôn. ko biết nói gì luôn. nói và trình bày thì tui thường 80% thực, 20% nỗ, nên gặp trò logic này là bị bẻ xiềng, bị bẻ tới ko có đường đỡ luôn áh. edit: tui chưa tìm ra được con đường bẻ mấy câu trên của bác thanhbi. hehehe. từ từ tìm.
Trước hết, bác cần phải nói rõ, bác muốn bình luận nhân vật trong game, trong truyện TQDN hay trong thực tế? Vì TQDN có rất nhiều điểm hư cấu, nên chỉ dựa vào đó để nhận xét về một nhân vật e là rất thiếu cơ sở. Mà đã thiếu dẫn chứng, thì phương pháp biện luận của bác sẽ gọi là ngụy biện. So với người bình thường, một nông dân tầm thường thì so làm gì? Đã là tướng, thì phải so với các tướng khác chứ. Nếu Vũ, Phi được gọi là cao to hùng tráng, thì hiển nhiên Lưu Bị ko thể gọi là hùng tráng được. Lưu Bị như bác nói chỉ có thể gọi là cao hơn người bình thường mà thôi. Nếu bác thích tớ bác bỏ trực tiếp thì đây. Dẫn chứng của bác lấy từ phim, và truyện Tam quốc diễn nghĩa (TQDN). Nhưng ở những tác phẩm chính sử, chưa thấy nói tới điều này bao giờ cả. Vậy bác căn cứ vào đâu để cho rằng đó là thực tế mà không phải là một hư cấu của phim, truyện, điều rất có khả năng? Thứ hai, việc Lưu Quan Trương kết nghĩa vườn đào là một tình tiết nổi tiếng của TQDN. Tuy nhiên, trong Tam Quốc Chí Trần Thọ lại không hề đề cập đến tình tiết quan trọng này. Và Bùi Tùng Chi sau này tập hợp tư liệu, bổ sung thêm các ghi chép khác nhau, cũng ko hề nói tới. Một tình tiết quan trọng như vậy, mà những người rất sát thời TQ như Trần Thọ còn ko nhắc tới, vì thế rất nhiều học giả nghiên cứu cho rằng kết nghĩa vườn đào chỉ là hư cấu, điều đó hoàn toàn có cơ sở. Không lẽ cứ khỏe nhất thì làm đại ca sao? Bác suy luận thế này e là không hợp lý. Hơn nữa, việc kết nghĩa, tớ đã chỉ ra rằng nó là hư cấu, vậy việc Lưu Bị làm đại ca cũng không đứng vững. Để minh họa thêm, xin trích dẫn TQC như sau: Tiên chủ truyện Bọn đại thương nhân người Trung sơn là Trương Thế Bình-Tô Song gom được ngàn nén vàng, đi buôn ngựa ở khắp vùng Trác quận, thấy Tiên Chủ khác thường, bèn giúp cho Tiên Chủ rất nhiều kim ngân tài vật. Nhờ thế Tiên Chủ tập hợp một số quân lính. Cuối đời Linh đế, quân Khăn vàng nổi dậy, các châu quận đều cất nghĩa binh. Tiên Chủ dẫn bộ thuộc hạ theo quan Hiệu úy Trâu Tĩnh đánh dẹp giặc Khăn vàng có công, được thăng làm Uý(4) ở huyện An Hỉ. Quan Vũ truyện: Tiên chủ tập hợp mọi người trong vùng(1), Vũ với Phi cũng theo đánh giặc. Tiên chủ làm Bình Nguyên tướng, lấy Vũ, Phi làm Biệt bộ tư mã, chia nhau thống lĩnh bộ khúc(2). Tiên chủ với hai người ngủ cùng giường, tình như huynh đệ. Trương Phi truyện: Trương Phi tự Dực Đức, người Trác quận, lúc còn trẻ với Quan Vũ cùng thờ Tiên chủ. Vũ lớn hơn Phi mấy tuổi, Phi tôn làm anh. Thế là bác thấy rõ rồi nhé. Những luận cứ bác dựa vào để cho rằng Lưu Bị khỏe ko kém gì Quan Vũ Trương Phi đều ko đứng vững. Ngoài ra, trong các tác phẩm kể cả chính sử, tiểu thuyết lẫn phản biện tuyệt nhiên không có ai khen Lưu Bị là dũng tướng, sức khỏe phi phàm cả. Chỉ có Vũ Phi thì không những được người đương thời công nhận mà đến người đời sau như Trần Thọ bình phẩm cũng phải khen rằng Vạn người khó địch. Cho nên, tớ mới nói so sánh Bị với Vũ Phi về mặt sức khỏe là khập khiễng. Từng phần một nhé. Trước hết, cơ sở để tớ cho trận Bác Vọng Bị cầm quân là đây: Tiên chủ truyện: Biểu sai Bị chống cự bọn Hạ Hầu Đôn-Vu Cấm ở Bác Vọng. Được ít lâu, Tiên Chủ đặt phục binh, một sớm tự đốt bỏ quân doanh vờ trốn chạy, bọn Đôn đuổi theo, bị phục binh của Bị đánh tan ở đấy. Ngoài ra, trong Gia Cát Lượng truyện tuyệt ko có nhắc tới trận Bác Vọng. Như vậy, những gì TQDN miêu tả Khổng Minh bày mưu tính kế, sắp đặt hết kế hoạch, cũng còn nhiều nghi ngờ xác đáng, e rằng dẫn chứng này của bác khó mà thuyết phục được. Lưu Bị long đong trong cả một thời gian dài, cũng là điều hiển nhiên. Tào Tháo vốn là thiên tài quân sự bậc nhất Trung Hoa, Lưu Bị vốn ko bằng Tào Tháo, lại ở ngay sát nách Tháo, đất nơi ấy (Từ Châu, Tiểu Bái) vốn bằng phẳng trống không, quân Bị ít, lấy gì mà chống quân Tào mấy chục vạn hùng binh? Hơn nữa, bên cạnh đó còn có Lã Bố là mãnh tướng bậc nhất thời TQ. Thiên thời không có, địa lợi cũng không, có đặt ai vào đấy thì cũng chết thôi. Cũng xin lưu ý bác rằng những lần Lưu Bị thua chạy đều do Tào Tháo đích thân cầm quân đánh tới. Tháo từng 2 lần phái tướng đánh Lưu Bị, lần thứ nhất là Lưu Đại Vương Trung đánh Bị ở Tiểu Bái, thua, lần thứ hai Đôn-Cấm đánh Bị ở Bác Vọng, cũng thua. Sau hai lần đó Tháo đích thân đưa quân đến đánh mới đánh được. Trong giao chiến, ngoài khả năng quân sự của tướng lĩnh, còn rất nhiều yếu tố phải xét tới như quân số, quân lương, địa hình, tình thế. Điều kiện của Bị kém xa Tháo, thua là phải. Đến trận Hán Trung, quân Bị đã có thực lực, lại có địa hình hỗ trợ. Quân Tào từ xa viễn chinh, tải lương gian nan, địa hình hiểm trở khó phát huy ưu thế về quân số, lần này Tháo thua Bị. Đấy là thực tế. Không lẽ bác nghĩ rằng Bị đưa Trung ít quân, khích cho vài câu là Trung đánh quân Tào tơi bời sao? Một cuộc chiến có sự tham gia của hàng chục vạn sinh mạng, là cuộc đấu trí, đấu sức khắc nghiệt giữa những người cầm quân mà vấn đề chỉ gói gọn trong vài câu nói khích hay sao? Vấn đề này cần phải xét rất nhiều. Thứ nhất, khả năng quân sự của Gia Cát Lượng đến đâu, có thực sự là thiên tài như bác nói? Việc này còn phải bàn nhiều. Thứ hai, lực lượng, tình thế tương quan các bên như thế nào? Có điểm gì giống để so sánh GCL với Hoắc Khứ Bệnh, Napoleon, Ceasar? Hoắc Khứ Bệnh đại phá quân Hung Nô, nhưng điều kiện của Hoắc Khứ Bệnh thế nào? Hung Nô là bộ lạc, rất mạnh trong giao chiến, nhưng hiển nhiên ko có chiến thuật, chiến lược. Nói cách khác, đó giống như 1 đội ăn cướp thiếu tổ chức chặt chẽ. Còn Hoắc Khứ Bệnh cầm quân chính quy nhà Hán, có tổ chức, có rèn luyện, sau lưng lại là cả một vương triều hưng thịnh, thống nhất, điều kiện như thế có chút nào giống với điều kiện giữa quân Bị và quân Tháo? Napoleon phá quân Anh, nhưng đó chỉ là 1 trận chiến giải tỏa cảng Toulon. Lúc ấy Napoleon mới chỉ là đại úy, chỉ huy pháo binh, ông đánh Toulon, nơi chỉ có một hạm đội Anh canh giữ, trong tình thế là quân cách mạng Pháp lúc ấy đã giành được nhiều chiến thắng trên các mặt trận khác. Hiển nhiên quân của Napoleon phải có ưu thế hơn về quân số, vũ khí, nếu ko có ưu thế hơn làm sao chủ động tấn công? Vậy chuyện này có gì giống với quân Bị lấy ít đánh nhiều trong tình thế thua kém về mọi mặt? Ceasar dẹp loạn năm 18 tuổi lúc nào thế ? Đến tận năm 78 TCN, tức là khi Ceasar 22 tuổi, ông hãy còn đang lẩn trốn khỏi La Mã. Trước đó, ông đã từng phục vụ trong quân đội Marcus Minucius Thermus ở Tiểu Á, Servilius Isauricus ở xứ Cilicia. Đến tận năm 62 TCN, khi ông 38 tuổi, Ceasar mới trở thành người có quyền lực và sau đó 2 năm mới trở thành người chấp chính. Tớ bàn lạc đề một chút như vậy để thấy rằng những trường hợp bác nêu ko giống với trường hợp của chúng ta để mà so sánh. Wikipedia là một trang web mở, nghĩa là ai cũng có thể viết bài, hoặc sửa bài đã viết. Nên những bài viết trên đó chỉ mang giá trị tham khảo, và đại diện cho quan điểm cá nhân của người viết bài mà thôi. Bác kết luận thế này e rằng thiên về ý kiến cá nhân của bác, thiếu tính khách quan. Rất nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề bởi tiểu thuyết TQDN mà có đánh giá sai lạc về các nhân vật trong TQ. Xin lưu ý rằng tiểu thuyết TQDN được viết vào thế kỷ 14, trong đó La Quán Trung rất ưu ái nhà Thục Hán. Vì thế nếu chỉ căn cứ vào TQDN thì chưa thuyết phục.